Cách chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật gãy xương đòn

Phẫu thuật gãy xương đòn để rút ngắn thời gian hồi phục, bên cạnh việc lựa chọn phương pháp, địa chỉ phẫu thuật uy tín người bệnh cần lưu ý tuân thủ cách

1. Gãy xương đòn có cần phẫu thuật không?

Xương đòn hay còn được gọi là xương quai xanh là xương dài nằm dưới da vùng vai. Xương đòn nằm nối xương ức và đai vai – cánh tay. Xương đòn có tác dụng như thanh chống giữa thân mình và khớp bả vai. Thanh chống này giúp khớp vai hoạt động dễ dàng hơn. 

Gãy xương đòn có thể xảy ra do chấn thương từ các tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động. Những người trẻ tuổi là đối tượng có nguy cơ cao bị gãy xương đòn. Người trẻ thường có nhiều hoạt động liên quan đến sử dụng khớp vai, dễ gây ra các tổn thương cho khớp.

gay-xuong-don-phau-thuat

Gãy xương đòn gây đau nhức ở bả vai, cánh tay

Gãy xương đòn là chấn thương thường gặp nhất trong các trường hợp gãy xương ở vùng vai. Gãy xương đòn chiếm tỉ lệ lên đến 35-43% với các chấn thương vùng vai và 4% với các chấn thương gãy xương nói chung. 

Gãy xương đòn thông thường không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, ở các trường hợp chấn thương mạnh hay bị tai nạn nghiệm trọng, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh. Xương đòn gãy có thể dẫn tới những tác động xấu vào bó thần kinh hoặc mạch máu ở dưới xương đòn. Gãy xương đòn có thể dẫn tới tình trạng đám rối cánh tay, đâm vào phổi gây ra tình trạng tràn khí và tràn máu màng phổi.

Khi gặp chấn thương này, tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp. Bệnh nhân có thể điều trị chính bằng thuốc hoặc phẫu thuật gãy xương đòn.

2. Nguyên nhân gây ra gãy xương đòn vai

Xương đòn gồm hai xương nằm ở giữa lồng ngực và bả vai. Vị trí xương đòn sẽ kết nối với cánh tay. Xương đòn nằm ở vị trí nhiều dây thần kinh cũng như mạch máu quan trọng. Tuy nhiên, hầu hết ca gãy xương đòn ít khi ảnh hưởng đến các cấu trúc này. Xương đòn gãy có thể làm các đầu xương lệch đi so với vị trí ban đầu. 

Đa số các trường hợp gãy xương đòn đều do tai nạn giao thông hoặc chấn thương té ngã trong sinh hoạt và lao động. Theo thống kê, có đến 80% các ca gãy xương đòn do chấn thương gián tiếp ngã đập tay hoặc chống tay ở tư thế dạng. Các trường hợp người bệnh gãy xương đòn trực tiếp chiếm 20% và hầu hết đều là các chấn thương hở.

3. Chuẩn bị trước khi phẫu thuật gãy xương đòn

Phẫu thuật gãy xương đòn thực chất không phải là trường hợp khó, thời gian phẫu thuật diễn ra trung bình chỉ trong khoảng 1 giờ và thời gian hồi phục nhanh hơn các vị trí xương khác. Tuy nhiên, phẫu thuật gãy xương đòn cũng có thể để lại biến chứng nguy hiểm như bung nẹp, di lệch xương,…. Vì vậy, người bệnh cần nằm lòng một số vấn đề quan trọng chuẩn bị cho một cuộc phẫu thuật thành công như:

3.1. Chọn bác sĩ giỏi và có nhiều kinh nghiệm

Một trong những vấn đề người gãy xương đòn cần quan tâm là lựa chọn bệnh viện uy tín có đội ngũ bác sĩ giỏi, trang thiết bị y tế hiện đại để đảm bảo cho cuộc phẫu thuật diễn ra suôn sẻ nhất.

phau-thuat-khop-vai

Tay nghề của đội ngũ bác sĩ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả phẫu thuật

1.2. Xin ý kiến tư vấn của bác sĩ về phương pháp phẫu thuật phù hợp

Nếu bạn đang băn khoăn không biết phương pháp nào có thể đem lại hiệu quả tốt nhất cho một ca phẫu thuật gãy xương đòn, hãy xin ý kiến của bác sĩ. Sau khi kiểm tra, tùy vào mức độ gãy xương và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất đem lại kết quả tốt nhất cho bệnh nhân.

2. Chăm sóc hậu phẫu

2.1. Một số lưu ý về cách chăm sóc sau phẫu thuật gãy xương đòn

– Trong tuần đầu chườm đá cho khớp vai 3 lần trong ngày mỗi lần 15 phút giúp giảm đau, sưng nề và nhiễm trùng.

– Không nâng tay bị gãy xương đòn quá 70 độ theo mọi hướng trong vòng 4 tuần sau chấn thương.

– Không nâng vật nặng quá 3 kg bên tay bị gãy trong vòng 6 tuần sau gãy xương.

– Giữ nẹp xương đòn trong vòng 3-4 tuần sau chấn thương giúp lành xương.

– Trong khi mang đai cần chú ý giữ cho xương và cơ thẳng nhằm tạo sự cân bằng tránh di lệch thứ phát, chú ý tư thế vai, không nhún vai, không thả lỏng vai hay xoay tròn vai khi mang nẹp.

– Tái khám theo hẹn để kiểm tra theo dõi sự lành xương.

cham-soc-phau-thuat-gay-xuong-don

Sau phẫu thuật người bệnh cần chú ý đến chăm sóc hậu phẫu phục hồi chức năng đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ.

2.2. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học sau phẫu thuật gãy xương đòn

– Người bệnh nên uống nhiều nước, cung cấp nhiều chất có nhiều vitamin và nhất là giàu protid và calci.

– Ăn ngay khi người bệnh tỉnh.

– Người bệnh nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, nên cung cấp nhiều thức ăn có calci như nghêu, sò, cua,…

– Ngoài ra, người bệnh nên vận động, uống nhiều nước tránh nguy cơ tạo sỏi.

– Đối với người già thì nên cho uống sữa vì khả năng hấp thu calci kém.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital