Răng thưa là một khuyết điểm thường gặp không chỉ khiến người bệnh tự ti mà còn có nguy cơ gây ra những bệnh lý răng miệng. Để điều trị hiệu quả tình trạng này có nhiều phương pháp khác nhau, trong đó nẹp răng thưa là phương pháp được sử dụng phổ biến.
Menu xem nhanh:
1. Răng thưa là như thế nào?
Răng thưa là tình trạng giữa các răng có khoảng cách, tạo nên cảm giác không chắc chắn và khiến thức ăn dễ giắt vào khe. Răng thưa không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng lớn đến chức năng ăn nhai của người bệnh.
2. Nẹp răng thưa là phương pháp gì
Để khắc phục được tình trạng răng thưa có nhiều phương pháp như trám răng, bọc răng sứ, nẹp răng… trong đó nẹp răng thưa (niềng răng thưa/nắn chỉnh răng thưa) được ưa chuộng hơn cả. Phương pháp này sử dụng dụng cụ chỉnh nha để đưa răng về đúng vị trí trên cung hàm và giúp người dùng nhanh chóng lấy lại tự tin với hàm răng đều và đẹp.
3. Các phương pháp nẹp răng thưa
3.1 Nẹp răng mặt ngoài bằng mắc cài kim loại
Nẹp răng mặt ngoài bằng mắc cài kim loại sử dụng các dụng cụ chỉnh nha là dây cung, dây chun và mắc cài có chất liệu kim loại gắn lên mặt ngoài của răng để khắc phục được những khuyết điểm của răng. Phương pháp này ra đời đầu tiên không chỉ mang đến hiệu quả cao mà còn có giá thành thấp nhất, tuy nhiên lại không đánh giá cao về tính thẩm mỹ vì màu sắc của kim loại dễ lộ khi cười hay giao tiếp.
3.2 Nẹp răng mặt ngoài bằng mắc cài sứ
Nẹp răng bằng mắc cài sứ có cơ chế hoạt động cũng giống như mắc cài kim loại tuy nhiên đã có cải tiến hơn bằng việc thay thế kim loại bằng vật liệu sứ có màu sắc tự nhiên, giống răng thật và ít lộ hơn khi giao tiếp.
3.3 Nẹp răng mặt ngoài bằng mắc cài tự động
Nẹp răng bằng mắc cài tự động này có điểm nổi trội là không sử dụng đến dây chun, chính vì vậy sẽ tránh được nhược điểm do dụng cụ này gây ra như: dây chun tuột, dây chun bắn ra vào lợi, nuốt dây chun….và giảm số lần cần tái khám tại cơ sở nha khoa của bệnh nhân. Phương pháp này hoạt động với mắc cài được gắn ở mặt ngoài là dạng nắp tự động được làm bằng kim loại, nhờ đó dây cung trượt vào rãnh mắc cài và được cố định tại vị trí đó.
3.4 Nẹp răng mắc cài mặt trong
Trong các loại nẹp răng dùng đến mắc cài, nẹp răng mặt trong (mặt lưỡi) được đánh giá cao hơn cả về tính thẩm mỹ vì mắc cài được gắn ở mặt trong của răng, vì vậy người bệnh có thể tự tin khi giao tiếp mà không bị lộ mắc cài. Tuy nhiên, phương pháp này cần được bác sĩ có tay nghề kỹ thuật cao thực hiện và vệ sinh cũng khó khăn hơn phương pháp mắc cài gắn mặt ngoài.
3.5 Nẹp răng trong suốt Invisalign
Nẹp răng trong suốt Invisalign được đánh giá là tiến bộ vượt bậc trong nền nha khoa hiện đại vì hoàn toàn loại bỏ bộ 3 dây cung, dây thun và mắc cài và thay thế bằng khay nhựa trong suốt, mang đến tính thẩm mỹ cao khi sử dụng, dễ dàng tháo lắp để vệ sinh răng miệng và khi ăn uống. Thêm vào đó, người dùng có thể quan sát được quá trình thay đổi và biết trước được kết quả chỉnh nha thông qua hình ảnh 3D trên màn hình. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, người dùng không nên lạm dụng tháo ra quá nhiều, cần đeo ít nhất 22h/ngày với bộ khoảng 22 – 40 khay nẹp để đạt hiệu quả mong muốn.
4. Nẹp răng thưa bao lâu?
Thông thường quá trình niềng răng sẽ mất khoảng 12 – 24 tháng, trường hợp phức tạp hơn sẽ mất nhiều thời gian hơn. Chính vì vậy để biết chính xác khoảng thời gian nẹp răng là bao lâu, bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và tư vấn.
5. Nẹp răng thưa có đau không?
Tháng đầu sau khi nẹp răng bạn có thể chưa quen, cảm thấy hơi khó chịu và đau nhức vì răng đang di chuyển về đúng vị trí dưới tác dụng của khí cụ chỉnh nha. Tuy nhiên cảm giác này sẽ nhanh chóng hết và bạn sẽ dần quen với sự xuất hiện của nẹp răng, vì vậy, bạn không cần quá lo lắng nhé.
Hy vọng bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề “nẹp răng thưa“. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về phương pháp này, bạn có thể đến các cơ sở uy tín để bác sĩ tư vấn nhé.