Tràn dịch màng phổi là tình trạng tích tụ dịch trong khoang chống giữa phổi và thành ngực, đó là sự đọng dịch có thể là máu, dịch hoặc khí vượt quá mức cho phép của khoang màng phổi. Mục tiêu chính của xử lí tràn dịch màng phổi là: Lấy dịch ra, dự phòng các trường hợp tràn dịch trở lại và xử lí theo nguyên nhân gây tràn dịch.
Các phương pháp điều trị tràn dịch màng phổi bao gồm:
Menu xem nhanh:
1. Hỗ trợ điều trị triệu chứng tràn dịch màng phổi
Căn cứ vào triệu chứng có thể can thiệp sớm để tránh biến chứng suy hô hấp. Hỗ trợ điều trị triệu chứng là việc cần phải xem xét, xử lý và có thể phải lấy dịch ra. Việc lấy dịch ra còn tùy theo lượng dịch màng phổi. Với những trường hợp tràn dịch màng phổi ít, người bệnh chưa có dấu hiệu khó thở, đau ngực hay sốt thì có thể chỉ cần theo dõi định kỳ.
Nếu tràn dịch nhiều gây đau ngực, khó thở dù do bất cứ nguyên nhân gì cũng cần chọc tháo dịch màng phổi (mỗi lần chọc tháo không nên lấy quá 1000 ml). Nếu tràn dịch dưỡng trấp, chỉ rút ít một.
Nếu trường hợp tràn dịch mủ, bác sĩ sẽ chọc hút nhiều lần kết hợp với bơm rửa màng phổi bằng dung dịch nước muối 0,9% hoặc đặt ống dẫn lưu nhưng phải đảm bảo vô khuẩn.
Các thuốc được bơm vào khoang màng phổi để Hỗ trợ điều trị tại chỗ bao gồm: Thuốc methylprednisolon hoặc hydrocortison có tác dụng chống dày dính màng phổi. Thuốc alfa chymotrypsin nhằm làm loãng mủ. Ở các cơ sở có điều kiện và bệnh nhân có chỉ định nên thực hiện hút kín để hút liên tục giúp cho sự giãn nở phổi được hồi phục nhanh.
2. Hỗ trợ điều trị nguyên nhân
Tùy từng nguyên nhân có thể dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ hoặc penicillin liều cao kết hợp gentamicin để Hỗ trợ điều trị nguyên nhân do nhiễm khuẩn. Nếu nguyên nhân gây bệnh do lao, ngoài việc Hỗ trợ điều trị triệu chứng cần phải kết hợp dùng thuốc đặc hiệu nhằm Hỗ trợ điều trị lao, dùng thuốc chống ung thư nếu nguyên nhân là do ung thư, dùng thuốc nội tiết nếu nguyên nhân do nội tiết…
2.3. Hỗ trợ điều trị phẫu thuật
Phẫu thuật bóc ổ màng phổi cần được cân nhắc khi: Có sự xuất hiện của vỏ màng phổi trong thời gian 4-6 tuần, có sự suy giảm chức năng hô hấp, có bằng chứng của nhu mô phổi bị “ép” do lớp vỏ màng phổi.
Ngoài ra, còn phẫu thuật loại bỏ nguyên nhân. Trường hợp tràn dịch dưỡng trấp màng phổi do vỡ hoặc tắc ống ngực cần phải phẫu thuật phục hồi lại ống ngực. Trường hợp do u nang buồng trứng thì cần phẫu thuật cắt bỏ u nang…
Phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau phẫu thuật bằng cách hướng dẫn người bệnh tập hít thở sâu, tập làm giãn nở phổi (thổi chai, thổi bóng…). Ngoài ra, nâng cao thể trạng cho người bệnh bằng chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và luyện tập vận động hợp lý.