Bỏ túi một số biện pháp phòng tránh ợ chua hiệu quả

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Phạm Thái Sơn

Trưởng khoa Thăm dò chức năng - Nội soi tiêu hóa

Ợ chua là một tình trạng không mấy dễ chịu và gây ra nhiều cản trở, khó chịu cho con người. Bài viết này cùng bạn tìm hiểu về tình trạng này, cách chẩn đoán cũng như những biện pháp phòng tránh ợ chua hiệu quả.

1. Ợ chua là gì, nguyên nhân do đâu

Ợ chua là triệu chứng xảy ra khi axit từ dạ dày trào lên thực quản, gây cảm giác nóng rát ở ngực sau xương ức và có thể để lại vị đắng trong cổ họng hoặc miệng. Triệu chứng của ợ chua có thể là

– Cảm thấy bị nóng, đôi khi là rát ở vùng ngực đến cổ họng.

– Miệng thường bị chua hoặc cảm thấy đắng

– Cảm giác áp lực hoặc đau sau xương ức, thường trở nên tồi tệ hơn sau khi ăn, khi nằm hoặc cúi xuống.

– Khàn giọng và khó nuốt.

Các triệu chứng này có thể xuất hiện ngay sau bữa ăn và kéo dài từ vài phút đến vài giờ hoặc thậm chí lâu hơn.

Ợ chua là một tình trạng không mấy dễ chịu và gây ra nhiều cản trở, khó chịu cho con người- biện pháp phòng tránh ợ chua

Ợ chua là một tình trạng không mấy dễ chịu và gây ra nhiều cản trở, khó chịu cho con người

2. Nguyên nhân gây ợ chua

Thường thì thức ăn di chuyển từ thực quản xuống dạ dày, nơi cơ vòng dưới thực quản đóng lại để ngăn axit và thức ăn trào ngược. Khi cơ vòng này không hoạt động tốt, axit và thức ăn có thể trào lên thực quản, gây kích thích và ợ chua.

Ngoài ra, một số nguyên nhân gây ợ chua bao gồm:

– Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (GERD): Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra ợ chua, ợ nóng

– Các bệnh lý liên quan đến thực quản (ví dụ tình trạng cơ vòng dưới thực quản không đóng lại)

– Một số bệnh lý: Viêm loét dạ dày tá tràng, thoát vị hiatal

– Căng thẳng và stress kéo dài: Ảnh hưởng đến hệ thần kinh và gây rối loạn tiêu hóa, dẫn đến ợ chua và khó tiêu.

– Rối loạn hệ vi khuẩn: Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột làm gián đoạn quá trình tiêu hóa, gây ợ chua và đầy bụng.

– Thói quen sinh hoạt và ăn uống: Ăn quá nhanh, không nhai kỹ, ăn đêm, nằm khi ăn, và tiêu thụ nhiều chất béo và tinh bột cũng có thể gây ợ chua, buồn nôn và khó tiêu.

Làm giảm nguy cơ của các yếu tố chính là yếu tố giúp xây dựng các biện pháp phòng tránh ợ chua hiệu quả.

Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (GERD) là nguyên nhân phổ biến gây ra ợ chua, ợ nóng

Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (GERD) là nguyên nhân phổ biến gây ra ợ chua, ợ nóng

3. Cách chẩn đoán ợ chua

Khi tiến hành chẩn đoán ợ chua, bác sĩ sẽ xem xét lịch sử bệnh lý của bạn, các triệu chứng cụ thể bạn gặp phải, cùng với thông tin về lối sống và các loại thuốc bạn đang sử dụng. Để xác định chính xác nguyên nhân, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm tiêu biểu và hiệu quả sau:

– Đo HRM – đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao. Đây là kỹ thuật đánh giá chức năng hoạt động của thực quản bằng cách đo lường các cơn co bóp và sự phối hợp của các cơ thực quản trong quá trình chuyển thức ăn xuống dạ dày. Kết quả được thể hiện dưới dạng bản đồ màu hiển thị áp lực và chuyển động của thực quản, giúp bác sĩ chẩn đoán hoặc loại trừ các rối loạn thực quản. Từ đó xác định chính xác bệnh lý gặp phải, có phải trào ngược dạ dày hay các rối loạn khác dẫn đến ợ chua.

– Đo pH trở kháng thực quản 24 giờ: Theo dõi mức độ axit cũng như dịch trào ngược trong thực quản suốt 24 giờ. Ngoài ra nó giúp xác định chính xác thời điểm, tần suất, và đặc tính của các cơn trào ngược axit, từ đó bác sĩ có thể xây dựng phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả.

– Chụp X-quang và nội soi dạ dày-thực quản giúp nhận diện các tổn thương nếu có.

Những xét nghiệm này giúp xác định nguyên nhân gây ợ chua. Bác sĩ có thể đề ra phương pháp điều trị đúng với bệnh lý, đúng tình trạng và tính chất bệnh, từ đó điều trị hiệu quả và nhanh chóng hơn.

3. Những biện pháp giúp phòng tránh ợ chua hiệu quả

3.1. Biện pháp phòng tránh ợ chua: chế độ ăn uống hợp lý:

– Hạn chế thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, socola, cà phê, rượu bia, nước ngọt có ga…

– Ưu tiên các thực phẩm dễ tiêu hóa như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, cá…

– Có thể chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 lần trong ngày thay vì 3 bữa chính.

– Ăn chậm, nhai kỹ.

– Không nên ăn quá no đặc biệt là trước khi ngủ, tránh ăn khuya.

3.2. Biện pháp phòng tránh ợ chua: Thay đổi thói quen sinh hoạt:

– Tránh nằm ngay sau khi ăn. Nên kê cao đầu khi ngủ ít nhất 15cm.

– Bạn nên giảm cân nếu đang bị thừa cân hoặc béo phì.

– Bỏ hút thuốc lá.

– Hạn chế stress.

– Tập thể dục thường xuyên.

– Uống nhiều nước, đặc biệt là nước lọc.

Nên kê cao đầu khi ngủ

Nên kê cao đầu khi ngủ

4. Điều trị ợ chua hiệu quả bằng cách nào?

Cách tốt nhất để bạn điều trị chứng ợ chua kéo dài là đến thăm khám tại cơ sở y tế uy tín. Tại đây, bệnh nhân có thể được thực hiện các xét nghiệm cần thiết như đo HRM, đo pH thực quản 24h,.. để khẳng định nguyên nhân gây ợ chua cũng như đánh giá đúng tình hình axit trào lên thực quản. Điều này giúp việc điều trị trở nên hiệu quả hơn.

Thông thường việc điều trị bao gồm điều trị chuyên khoa và thay đổi lối sống phù hợp.

– Tùy thuộc vào thể trạng của bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc gồm nhóm thuốc kháng acid, thuốc chẹn H2, thuốc ức chế bơm proton – PPI

– Việc thay đổi lối sống căn bản giống khi bạn thực hiện biện pháp phòng tránh ợ chua. Nên thực hiện các chế độ ăn uống, hoạt động để điều trị hiệu quả hơn.

Trên đây là thông tin hữu ích giúp bạn hiểu hơn về tình trạng ợ chua, nguyên nhân, cách chẩn đoán cũng như một số biện pháp phòng tránh ợ chua hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital