Biểu hiện bệnh viêm amidan là gì và làm thế nào để điều trị hiệu quả viêm amidan là những vấn đề nhiều người băn khoăn chúng tôi sẽ tổng kết trong bài viết dưới đây như sau:
Menu xem nhanh:
1. Biểu hiện viêm amidan là gì?
Viêm amidan cấp tính không được chữa trị kịp thời và dứt điểm là cơ hội để bệnh tiến triển thành mạn tính. Thông thường, tùy vào tình trạng bệnh cụ thể mà có các biểu hiện khác nhau:
– Viêm amidan cấp: Là tình trạng viêm sung huyết hoặc làm mủ của amidan khẩu cái. Đa số do virut (70%), hay gặp ở trẻ em và lứa tuổi thiếu niên, chiếm 10-15% nhiễm khuẩn hô hấp trên.
Biểu hiện của viêm amidan cấp tính thường là sốt cao, hơi thở hôi, đau mỏi mình mẩy, cảm giác đau nhói tại chỗ, đau lan lên tai, đau tăng khi nuốt, ho từng cơn do kích thích và xuất tiết, ở trẻ em thường khò khè, ngủ ngáy.
– Viêm amidan mạn tính: Là tình trạng viêm quá phát hoặc xơ teo amidan khẩu cái sau nhiều đợt viêm bán cấp.
Khi bị viêm amidan mạn tính, người bệnh sẽ có biểu hiện vướng họng, đôi khi đau nhói trong họng, thỉnh thoảng ho khan, khàn tiếng, hơi thở hôi.
Viêm amidan hốc mủ là một dạng của viêm amidan mạn tính khó chữa. Những triệu chứng điển hình của viêm amidan hốc mủ mà bệnh nhân có thể nhận biết rõ ràng là:
– Đau họng, rát họng, có thể sốt nhẹ hoặc không sốt.
– Có đờm vướng trong cổ, lúc này rất khó chịu vì rất khó khạc hoặc nuốt.
– Răng miệng có mùi hôi rất khó chịu.
– Quan sát thấy có mủ xung quanh amidan hoặc khi ấn thì có mủ chảy ra.
– Thỉnh thoảng khi ho, khạc ra những hạt như hạt tấm màu trắng và xanh, có mùi hôi rất khó chịu,…
2. Cách điều trị viêm amidan
Viêm amidan rất dễ tái phát và có thể gây nên biến chứng nghiêm trọng vì vậy cách điều trị hiệu quả nhất là cắt amidan. Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp khác ít gây xâm lấn như:
– Đối với trường hợp viêm amidan do virus gây nên: Việc chăm sóc điều trị tiến hành ở nhà như nghỉ ngơi, uống thật nhiều nước, súc miệng bằng nước muối ấm, sử dụng các thuốc đông y đã được kiểm chứng hoặc sử dụng các loại thuốc giảm đau không qua kê đơn.
– Đối với trường hợp viêm amidan do vi khuẩn: người bệnh sẽ được chỉ định uống kháng sinh để kháng lại vi khuẩn và virus thì mới có thể ngăn chặn sự lây lan của các vi khuẩn viêm amidan.
– Đối với trường hợp nhiễm trùng trầm trọng, khi viêm amidan không điều trị có thể làm cho amidan sưng nề quá mức gây cản trở đường ăn uống và đường thở. Nếu để tình trạng đó lâu ngày sẽ khiến ăn vào máu, do đó cần phải can thiệp ngay tránh các tình trạng xấu hơn.
Đặc biệt khi bệnh nhân viêm amidan có hiện tượng đau rát họng quá 2 ngày, kèm theo khó thở, nuốt khó, sốt trên 38oC, cứng gáy và có hiện tượng sợ ánh sáng, đau bụng buồn nôn thì nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn điều trị hiệu quả.
Với những thông tin trên đây về biểu hiện viêm amidan và các cách điều trị nếu bạn đọc còn băn khoăn cần được giải đáp hoặc muốn đặt lịch hẹn thăm khám có thể đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn điều trị hiệu quả.