Biểu hiện trẻ có dị vật trong mũi

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê

Dị vật mũi ở trẻ có thể trở thành dị vật đường phổi và nhiều nguy hiểm nếu không được xử lý đúng cách. Vì thế, cha mẹ cần phát hiện sớm vấn đề này để giúp con giải quyết tình trạng nhanh chóng, tránh để các biến chứng để lại hậu quả xấu. Vậy, biểu hiện trẻ có dị vật trong mũi như thế nào, liệu cha mẹ đã biết? Hãy cùng tìm hiểu và khám phá vấn đề dị vật trong mũi con ngay sau đây để luôn xử trí đúng cách khi bắt gặp tình trạng này.

1. Nguyên nhân gây tình trạng dị vật trong mũi của các bé

Dị vật trong mũi có thể là chất lỏng, chất rắn lạ bất kỳ xâm nhập vào mũi. Tình huống này cũng được cho là phổ biến với trẻ em hơn hẳn so với các đối tượng khác. Nguyên nhân chủ yếu là vì đây là nhóm đối tượng vẫn đang tò mò thử khám phá thế giới theo các cách khác nhau, vẫn đang muốn thử nhiều điều và chưa ý thức được hệ quả của những hành động của mình. Do đó, trẻ có thể tự nhét dị vật vào trong mũi mà cha mẹ không biết.

Ngoài ra, cũng có nhiều tình huống trẻ bị tai nạn và xảy ra tình trạng dị vật xuất hiện trong mũi. Ví dụ như: trẻ ăn và bị sặc, ho khiến đồ ăn, dị vật ăn uống sặc lên mũi. Một số trường hợp, dị vật côn trùng sống cũng có thể tự bay vào/bò vào trong mũi trẻ.

Chính vì những tình huống dị vật trong mũi trẻ rất dễ xảy ra từ nhiều tình huống mà cha mẹ không thể kiểm soát, thế nên, việc nhận ra tình trạng dị vật mũi của con là điều rất cần thiết để cha mẹ xử lý đúng cách, kịp thời cho con.

Biểu hiện trẻ có dị vật trong mũi

Dị vật mũi ở trẻ khá phổ biến

2. Biểu hiện khi trẻ em có dị vật trong mũi

Trong một số tình huống, cha mẹ không dễ nhận ra tình trạng có dị vật trong mũi con. Nguyên nhân là do một số dị vật nhỏ, không gây nguy hiểm, kích thước không lớn và không gây kích ứng đến trẻ một cách cụ thể. Trong những dị vật này, một số lại có thể gây phản ứng nếu thời gian dài ở trong mũi (ví dụ như hạt nở, pin đồng hồ nhỏ,…), một số dị vật khác sẽ khó được nhận ra.

Mặt khác, dị vật có thể gây một số phản ứng dễ nhận ra. Cha mẹ nên nghi ngờ trẻ có dị vật trong mũi trẻ nếu thấy trẻ:

– Tình trạng ngứa mũi, nhức mũi với biểu hiện day mũi, ngoáy mũi,… Thông thường, dị vật trong mũi ít nhiều gây kích ứng niêm mạc mũi, khiến trẻ hay day mũi vì sự khó chịu này.

– Hiện tượng chảy dịch mũi, thường ở là bên mũi có chứa dị vật. Khi dị vật, mũi sẽ bị kích thích tiết dịch nhầy. Điều này gây chảy nước mũi. Tùy theo thời gian và tình hình dị vật mà dịch mũi có thể thay đổi thành màu đục hoặc thậm chí là có mùi.

– Thở có tiếng rít ở mũi do dị vật làm bít lỗ thở, gây hiện tượng âm thanh khi thở. Do sự ảnh hưởng này mà khi ngủ, trẻ có thể há miệng hoặc ngủ ngáy.

– Trẻ bị chảy máu mũi, thường là do dị vật sắc nhọn đâm thẳng vào niêm mạc mũi hoặc dị vật làm xước niêm mạc mũi, dần gây tình trạng viêm nhiễm, chảy máu mũi.

Một số biểu hiện khác ở trẻ bị dị vật trong mũi như nghẹt mũi đau mũi, ngứa mũi, nhảy mũi,…

3. Dị vật trong mũi trẻ có thể nguy hiểm như thế nào?

Dị vật trong mũi trẻ có thể không nguy hiểm nếu dị vật nhỏ thông thường, không sắc nhọn, và có thể lấy ra dễ dàng. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp dị vật mũi đem lại những vấn đề nghiêm trọng. Một số dị vật quá lớn có thể gây bít tắc toàn bộ lỗ mũi và khi lấy ra gây cảm giác rất đau cho trẻ.

Dị vật cũng có thể sắc nhọn, gồ ghề mà gây vấn đề chảy máu, viêm nhiêm trong mũi. Điều này nếu không được xử lý nhanh sẽ gây nên các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang,…

Cần cẩn trọng rằng, dị vật mũi có thể rơi xuống họng và trở thành dị vật đường thở. Khi đó, trẻ phải đối mặt với nhiều tình huống nguy hiểm như giãn phế quản, viêm phế quản, hoại tử niêm mạc, áp xe phổi, bít tắc đường thở, gây nghẹt thở, khó thở, thậm chí là tắc thở và tử vong nếu không được sơ cứu và điều trị kịp thời.

Biểu hiện trẻ có dị vật trong mũi

Dị vật mũi có thể để lại nhiều hệ lụy với trẻ

4. Cha mẹ nên xử trí dị vật trong mũi trẻ bằng cách nào?

4.1. Xử lý đúng cách khi trẻ có dị vật trong mũi

Với những mối nguy hiểm bất ngờ có thể xảy ra từ tình huống dị vật mũi ở trẻ, cha mẹ cần sớm ý thức nhận biết khi trẻ có dị vật trong mũi. Thêm vào đó, cần bình tĩnh để xử lý khi thấy dị vật mũi trẻ.

– Với trường hợp trẻ đã lớn, dị vật mắc trong mũi trẻ không quá lớn hoặc là các đồ ăn mềm, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ xì mũi để đẩy dị vật khỏi mũi. Chú ý hướng dẫn trẻ lấy hơi bằng miệng và xì ở mũi có dịch vật, tránh tình trạng hít bằng mũi và khiến dị vật bị hút vào sâu bên trong hoặc rơi xuống họng.

– Với trường hợp dị vật là côn trùng sống, cần bất hoạt côn trùng trước khi gắp côn trùng ra ngoài. Chính vì thế, nên đưa trẻ đến các cơ sở y khoa Tai Mũi Họng để được xử lý an toàn và đúng cách.

– Cha mẹ không có đủ dụng cụ và có kỹ năng trong việc lấy dị vật mũi, không nên cố gắng thực hiện thao tác này, tránh việc đẩy dị vật càng sâu vào bên trong hơn.

Biểu hiện trẻ có dị vật trong mũi

Cho con thăm khám để an tâm lấy dị vật trong mũi trẻ

4.2. Một số vấn đề cha mẹ cần lưu ý riêng khi xử lý dị vật trong mũi trẻ

– Không dùng tăm bông hay các vật để ngoái, khều dị vật bởi điều này có thể khiến dị vật đi sâu vào bên trong hốc mũi và khó lấy hơn.

– Tình trạng dị vật là côn trùng thì cần đến cơ sở y khoa ngay để xử lý sớm. Côn trùng có thể cắn hoặc gây nguy hiểm cho niêm mạc mũi rất nhanh.

– Dị vật là các đồ điện tử hay có khả năng lây nhiễm, gây phản ứng có hại cho cơ thể như pin cúc, nam châm, hạt nở,… nên sớm được xử lý, tránh để lâu, nhất là tránh để qua ngày.

– Đến các cơ sở y tế để an tâm điều trị cho bé tránh những nguy cơ có thể xảy ra.

5. Làm thế nào để hạn chế và ngăn ngừa tình trạng dị vật trong mũi trẻ?

Cha mẹ nên ý thức phòng ngừa dị vật trong mũi trẻ bằng những cách thức khác nhau:

– Với trẻ nhỏ, cha mẹ cần chú ý quan sát lúc trẻ vui chơi hay ăn uống. Cần tránh tình trạng trẻ đưa dị vật vào mũi.

– Không nên mua những đồ vật có chi tiết quá nhỏ, dễ thất lạc, dễ để trẻ ngậm nuốt hoặc nhét vào mũi. Nếu cha mẹ không chú ý, dị vật mũi có thể trở thành dị vật bỏ quên khiến trẻ nhiều nguy cơ bệnh viêm nhiễm hô hấp.

Khi mua đồ chơi cho trẻ, cha mẹ nên hạn chế mua những đồ chơi có các chi tiết quá nhỏ.

– Nên giáo dục nhận thức cho trẻ về nguy hiểm đưa vật lạ vào mũi cũng như tình huống dị vật mũi.

– Tạo thói quen ăn uống nghiêm túc, không cười đùa, nô nghịch khi ăn cho trẻ. Điều này sẽ hạn chế tình trạng trẻ bị sặc khiến đồ ăn di chuyển vào mũi hoặc đường hô hấp khác.

Cha mẹ cũng cần nhớ, khi thấy biểu hiện trẻ có dị vật trong mũi, nên sớm đưa trẻ đến các cơ sở y khoa Tai Mũi Họng uy tín để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị phù hợp với tình trạng của trẻ. Tránh tình trạng để tình trạng dị vật mũi để quá lâu gây những biến chứng không ngờ cho trẻ sau này.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital