Biểu hiện của viêm ruột thừa cấp và cách điều trị

Tham vấn bác sĩ
Phó Giáo sư, Tiến sĩ

Vũ Văn Khiên

Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa

Viêm ruột thừa cấp là một bệnh phổ biến có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Bệnh lý này có thể diễn biến xấu và gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được kịp thời chữa trị. Viêm ruột thừa cấp thường xuất hiện nhiều ở nam giới, đặc biệt là ở lứa tuổi dậy thì. Vậy biểu hiện của viêm ruột thừa cấp là gì? Nguyên nhân gây bệnh là gì? Phương pháp điều trị bệnh mang lại hiệu quả, hạn chế tối đa việc gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh là gì?

1. Biểu hiện của viêm ruột thừa cấp

1.1 Hiện tượng đau bụng kéo dài

Ruột thừa là một bộ phận nhỏ nằm phía dưới bên mạn phải của bụng. Khi các chất thải bị tắc trong ruột già lâu dần tích tụ gây viêm nhiễm. Từ đó sẽ tạo ra các triệu chứng đau khu vực từ rốn tới hố chậu phải. Cơn đau sẽ có chiều hướng tăng dần và tăng theo thời gian từ 6-24 tiếng.

Bệnh lý viêm ruột thừa cấp sẽ gây ra những tác động xấu với cơ thể, từ đó gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó khi những cơn đau bụng kéo dài và xuất hiện với tần suất lớn thì người bệnh cần ngay lập tức đến bệnh viện. Càng thăm khám và chẩn đoán sớm thì công tác điều trị sẽ diễn ra chính xác và thuận lợi hơn. Đồng thời đó cũng là cách để người bệnh tránh được các biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Bệnh lý viêm ruột thừa cấp có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào từ người già đến trẻ nhỏ. Chính vì vậy, bạn cần quan tâm đến các ngôn ngữ cơ thể để có thể bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

1.2 Nôn kéo dài kèm theo đau bụng – biểu hiện của viêm ruột thừa cấp 

Khi có triệu chứng nôn ói kèm theo những cơn đau bụng từ rốn đến hố chậu phải, bạn có thể đã bị viêm ruột thừa cấp. Cụ thể người bị viêm ruột thừa cấp có thể gặp phải các triệu chứng liên quan đến hệ tiêu hóa như: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, bụng đau quặn,….

Đau bụng dữ dội là một trong những biểu hiện của viêm ruột thừa cấp

Đau bụng dữ dội là một trong những biểu hiện của viêm ruột thừa cấp

1.3 Đau bàng quang khi đi tiểu – biểu hiện của viêm ruột thừa cấp 

Theo một nghiên cứu mới đây, đau bàng quang mỗi khi đi tiểu là một trong các biểu hiện của viêm ruột thừa cấp. Và đó là báo hiệu bệnh đang diễn biến xấu đi. Nguyên nhân đến từ quá trình viêm và nhiễm trùng đường ruột. Quá trình đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự bài tiết gây ra hiện tượng đau bàng quang khi đi tiểu.

1.4  Hiện tượng chán ăn – Một biểu hiện của viêm ruột thừa cấp 

Tình trạng chán ăn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu chán ăn kèm theo những cơn đau bụng bất thường thì đừng loại trừ khả năng bị bệnh ruột thừa. Nguyên nhân là khi hệ tiêu hóa có vấn đề do viêm nhiễm đường ruột sẽ dẫn đến đau bụng kèm hiện tượng chán ăn. Đó cũng chính là một biểu hiện của viêm ruột thừa cấp rất phổ biến.

Theo khảo sát người mắc viêm ruột thừa, cứ 10 người mắc bệnh thì có đến 9 người có dấu hiệu chán ăn. Lý giải về vấn đề này các nhà khoa học cho biết: Viêm ruột thừa sẽ ức chế quá trình sản sinh hormone gây đói khiến người bệnh không còn cảm giác muốn ăn uống.

1.5 Biểu hiện của viêm ruột thừa cấp sốt nhẹ

Đa số các bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp đều bị nhiễm trùng. Khi đó cơ thể bệnh nhân sẽ có các dấu hiệu điển hình như: Run nhẹ, lạnh tay chân, sốt nhẹ từ 38-38,5*C….

Nếu bạn đang gặp một trong các dấu hiệu trên, bạn nên đến ngay phòng khám hoặc bệnh viện uy tín để kiểm tra.

2. Nguyên nhân dẫn đến biểu hiện của viêm ruột thừa cấp

Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh viêm ruột thừa cấp điển hình như:

– Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn ruột thừa.

– Có u phân, muối canxi, sỏi phân hoặc khối u… Đều là các nhân tố làm tắc nghẽn ruột thừa, từ đó dẫn tới viêm và nhiễm trùng.

– Có hiện tượng sưng và viêm. Hiện tượng lâu dần sẽ dẫn tới nhiễm trùng, tạo máu đông và làm vỡ ruột thừa.

Nhiễm khuẩn ruột thừa có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm ruột thừa cấp

Nhiễm khuẩn ruột thừa có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm ruột thừa cấp

– Hiện tượng tăng sản mô lympho cũng liên quan đến tình trạng viêm và nhiễm trùng, điển hình như sởi, viêm đường hô hấp, nhiễm amip, bệnh Crohn, viêm ruột và bệnh tăng bạch cầu đơn nhân.

– Bên cạnh đó bệnh còn có thể xuất hiện do phì đại mô bạch huyết. Hoặc do thức ăn vướng lại ở ruột thừa hoặc do giun đũa.

Bệnh viêm ruột thừa cấp thường xảy ra ở nam giới trong lứa tuổi từ 10 – 19 là chủ yếu. Theo các chuyên gia cho biết, bệnh này thường xảy ra vào mùa hè hơn là các mùa khác. Tỉ lệ mắc bệnh sẽ tăng cao với các tác động của ô nhiễm không khí. Đồng thời việc sử dụng lượng lớn thức ăn nhanh, các thực phẩm giàu đạm nhưng lại ăn ít chất xơ.

3. Cách điều trị, phục hồi, hạn chế diễn tiến sau phẫu thuật bệnh viêm ruột thừa cấp

3.1 Điều trị

Ở một số trường hợp viêm ruột thừa cấp có thể không cần phải phẫu thuật, mà có thể điều trị bằng kháng sinh và truyền dịch tuy nhiên tỷ lệ này rất hiếm.

Hầu hết các trường hợp bị viêm ruột thừa cấp, bệnh nhân đều cần được phẫu thuật. Tùy phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp.

Bệnh nhân cần đến bệnh viện kiểm tra ngay khi xuất hiện các biểu hiện của viêm ruột thừa cấp. Việc này giúp chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc về sau.

Bệnh viêm ruột thừa cấp là gì

Người bệnh viêm ruột thừa cấp thường được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa.

3.2 Phục hồi

Sau khi phẫu thuật cắt ruột thừa người bệnh cần có các chế độ chăm sóc phù hợp, giúp sức khỏe hồi phục nhanh chóng và không bị ảnh hưởng bởi các di chứng sau mổ.

– Sau khi phẫu thuật, người bệnh nên hạn chế các hoạt động nặng. Đối với mổ nội soi, người bệnh nên tránh hoạt động trong 3-5 ngày. Nếu mổ hở, nên hạn chế hoạt động trong 10-14 ngày.

– Bảo vệ bụng khi ho, cười hay hắt xì. Người bệnh có thể đặt một cái gối trước bụng để giảm bớt áp lực lên vết mổ khi ho, cười hay hắt xì.

– Cần báo với bác sĩ nếu uống thuốc giảm đau nhưng cơn đau không giảm.

– Khi thấy bớt đau nên tập đi lại chầm chậm, từ từ.

– Khi thấy mệt nên nghỉ ngơi.

– Đối với trẻ em có thể đi học lại 1 tuần sau phẫu thuật. Tuy nhiên phải 2 đến 4 tuần sau mới được hoạt động nặng.

– Việc phòng tránh viêm ruột thừa, bệnh nhân cũng cần xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý. Điển hình như tập thể dục thể thao, tránh căng thẳng, ăn ngủ đúng giờ…

– Việc thiết lập một chế độ ăn uống khoa học cũng là điều cần thiết. Hạn chế hoặc không ăn khuya, ăn quá ít hay quá nhiều vào một bữa. Điều này rất có hại cho sức khỏe và đặc biệt là hệ tiêu hóa. Chú ý bổ sung thêm nhiều vitamin các loại, omega-3, chất đạm và chất xơ hòa tan.

4. Kết luận

Viêm ruột thừa cấp là một trong những bệnh lý cấp cứu ngoại khoa phổ biến, biểu hiện của viêm ruột thừa cấp cũng đa dạng và khó nhận biết. Bệnh này không gây hậu quả vô cùng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Đặc biệt, nếu không phát hiện kịp thời, viêm ruột thừa cấp có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Để phòng tránh và hạn chế bị viêm ruột thừa cấp, mỗi người chúng ta cần xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital