Bị nhiễm nấm vùng kín là bệnh lý mà đa số các chị em phụ nữ đều sẽ mắc ít nhất một lần trong đời. Do đó, chúng ta cần phải tìm hiểu kỹ về khái niệm, các biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị, phòng tránh bệnh lý sao cho hiệu quả. Cùng tìm hiểu về chủ đề này thông qua nội dung bài viết dưới đây của Thu Cúc TCI nhé.
Menu xem nhanh:
1. Khái niệm bị nhiễm nấm vùng kín là gì?
Vùng kín của nữ giới là một môi trường cân bằng và bao gồm các vi khuẩn có lợi, các loại nấm men quan trọng. Khi cơ thể khỏe mạnh, các vi khuẩn có lợi phát triển và bảo vệ cho vùng âm đạo luôn luôn ở trạng thái tốt nhất. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch suy yếu, các vi khuẩn có hại sinh sôi nảy nở. Từ đó gây đảo lộn đến môi trường cân bằng trong vùng kín của phụ nữ. Từ đó dẫn đến việc phụ nữ bị nhiễm nấm ở vùng kín.
Nhiễm nấm vùng kín hay còn gọi là nhiễm nấm Candida là hiện tượng ở vùng kín phụ nữ xuất hiện nhiều về số lượng của loại nấm Candid albicans. Loại nấm này sinh sôi nảy nở và gây ra cho phụ nữ các hiện tượng ngứa ngáy, khó chịu, làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và đời sống vợ chồng.
Tuy nhiên, theo thống kê của các chuyện gia thì hiện này có tới 7% chị em phụ nữ đều đã từng bị mắc nấm vùng kín ít nhất một lần trong đời. Bệnh nấm vùng kín này có thể lây lan qua đường tình dục, quan hệ tình dục bằng miệng. Tùy vào cơ địa và sự chăm sóc điều trị của từng người mà bệnh nấm vùng kín có thể khỏi nhanh hay chậm.
2. Chị em phụ nữ cần biết gì về bệnh nhiễm nấm vùng kín
2.1. Bị nhiễm nấm vùng kín của biểu hiện cụ thể như thế nào?
Như đã nói ở trên, loại nấm Candida được coi là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh nhiễm nấm vùng kín. Bệnh lý này tùy vào độ nặng nhẹ mà sẽ có những biểu hiện cụ thể như sau:
– Khu vực vùng kín (âm đạo, âm hộ) của nữ giới xuất hiện hiện tượng nóng rát, sưng đỏ, thậm chí còn phù nề
– Phụ nữ gặp khó khăn mỗi lần đi tiểu: đi tiểu bị buốt, rát hoặc bí tiểu, tiểu rắt,…
– Trong quá trình quan hệ tình dục hoặc sau khi quan hệ tình dục, phụ nữ xuất hiện cảm giác đau
– Khí hư (dịch âm đạo) tiết ra nhiều hơn và có mùi hôi, màu sắc bất thường: xanh hoặc vàng. Đôi khi còn thấy xuất hiện những cục vón khác lạ.
Nếu chị em phụ nữ gặp phải những triệu chứng kể trên thì cần nhanh chóng đi thăm khám bác sĩ, để được kịp thời có phương hướng điều trị bệnh.
2.2. Bị nhiễm nấm vùng kín – Nguyên nhân do đâu?
Nguyên nhân gây nên bệnh lý nhiễm nấm âm đạo rất đa dạng, tuy nhiên có thể liệt kê một số nguyên nhân chính như sau:
– Phụ nữ bị thay đổi hormone, nội tiết tố: Nội tiết tố của phụ nữ thay đổi liên tục qua từng giai đoạn như: mang bầu, sinh con, cho con bú, thời điểm mãn kinh, sử dụng các loại thuốc liên quan tới nội tiết,…Do đó, vùng âm đạo và sự cân bằng môi trường vùng kín lúc này ít nhiều cũng bị ảnh hưởng theo, gây ra hiện tượng vi khuẩn, nấm men sinh sôi phát triển tạo thành bệnh.
– Phụ nữ bị mắc bệnh tiểu đường: Lượng đường trong máu tăng lên dẫn tới việc lớp màng nhầy của vùng kín cũng bị gia tăng đường theo sau. Đây sẽ là một môi trường thích hợp cho sự phát triển gia tăng của các loại vi khuẩn, nấm men. Do đó, nếu chị em phụ nữ không kiểm soát tốt đường huyết của mình thì đây cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh nấm vùng kín.
– Phụ nữ thường xuyên sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh: Ảnh hưởng của nhiều loại thuốc kháng sinh có thể phá vỡ thế cân bằng trong môi trường vùng kín phụ nữ, từ đó gây nên việc vùng kín nhiễm nấm.
– Chị em phụ nữ vệ sinh chăm sóc vùng kín chưa đúng cách: Chị em phụ nữ nếu thường xuyên thụt rửa, vệ sinh vùng âm đạo không đúng cách cũng rất có thể dẫn tới việc bị nhiễm nấm. Đặc biệt là khi chị em tự ý sử dụng các loại thuốc, viên đặt bừa bãi.
– Đề kháng suy yếu: Hệ miễn dịch ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng cân bằng, bài tiết trong môi trường âm đạo của phụ nữ. Do vậy, khi cơ thể suy yếu cũng là điều kiện tốt cho vi khuẩn có hại, các loại nấm hoạt động.
– Con đường quan hệ tình dục: Bệnh nấm vùng kín hoàn toàn có thể lây qua đường quan hệ tình dục.
2.3. Bị nhiễm nấm ở vùng kín phải điều trị ra sao?
Điều trị nấm vùng kín sẽ tùy thuộc vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định việc dùng thuốc hay sử dụng các biện pháp khác. Nếu tình trạng nấm của bạn chỉ ở mức nhẹ tới trung bình, thì thông thường chỉ cần sử dụng thuốc trong khoảng 1 – 7 ngày. Còn trong trường hợp nặng hơn, các bác sĩ có thể sẽ kê thêm cho bạn các loại thuốc uống và thuốc đặt âm đạo.
Những loại thuốc chuyên điều trị cho bệnh nấm thì cần chống chỉ định tuyệt đối với phụ nữ mang thai. Do vậy, bạn cần đảm bảo không mang thai trong thời điểm đang sử dụng thuốc. Các loại thuốc viên đặt âm đạo cũng là những loại thuốc đặc trị và cần sử dụng đúng cách. Tuyệt đối không sử dụng sang đường uống vì rất có thể sẽ dẫn tới tử vong.
Do vậy, việc cần làm là bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Không tự ý sử dụng bừa bãi các loại thuốc hay tự ý áp dụng các mẹo chữa bệnh truyền miệng để tránh tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
3. Cần làm gì để hạn chế nguy cơ bị nhiễm nấm vùng kín
Để hạn chế nguy cơ phụ nữ bị mắc nấm vùng kín, cần lưu ý tuân thủ theo những điều sau:
– Hạn chế mặc đồ lót bó sát hay quá chật. Nên ưu tiên sử dụng các loại đồ lót vừa người, được làm bằng các loại vải mềm, thoáng khí. Nên định kỳ thay đồ lót 3 tháng/lần để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn có hại.
– Cân nhắc kỹ trước khi sử dụng các loại dung dịch vệ sinh, băng vệ sinh,…để đảm bảo chúng không chứa các chất có hại hoặc nồng đồ không phù hợp cho môi trường vùng kín.
– Không nên sử dụng quần áo ướt, mặc các loại đồ bơi ướt trong thời gian dài để tránh việc vi khuẩn xâm nhập vào vùng kín.
– Hạn chế sử dụng các loại thuốc kháng sinh nếu không cần thiết.
– Tăng cường bổ sung sức đề kháng cho cơ thể, có thể sử dụng thêm các loại sữa chua, men vi sinh để bổ sung vi khuẩn có lợi cho vùng kín.
– Thăm khám phụ khoa đều đặn 6 tháng/lần để kiểm tra các bệnh lý phụ khoa sớm (nếu có).
Liên hệ với Thu Cúc TCI nếu bạn cần tư vấn hoặc đặt lịch khám phụ khoa cùng bác sĩ nhé!