Tỷ lệ viêm VA chiếm khoảng 30% các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ. Bệnh thường tái phát và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Tìm hiểu bệnh viêm VA là gì? Cách nhận biết và điều trị như thế nào sẽ được chúng tôi cung cấp qua bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh viêm VA là gì?
VA là một tổ chức lympho nằm ở vòm mũi họng gần cửa mũi sau thuộc vòng bạch huyết . Vòng bạch huyết này gồm có 6 amidan tạo thành, trong đó có amidan vòm họng gọi là VA. Các amidan này sắp xếp tạo thành vòng bạch huyết quanh vùng hầu họng, có chức năng giúp cơ thể tạo nên miễn dịch. Trẻ em mới sinh ra đã có VA và phát triển mạnh từ 1- 5 tuổi, đến 13- 14 tuổi thì teo dần. Một số người lớn vẫn còn thì gọi là VA tồn lưu.
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm VA
Bệnh viêm VA của trẻ được chia thành 2 giai đoạn: viêm VA cấp tính và mạn tính
Trẻ bị viêm VA cấp thường có biểu hiện như sốt cao 38-39 độ C, có khi co giật, nghẹt tắc mũi cả 2 bên, tăng khi nằm (trẻ phải thở bằng miệng). Sau đó, trẻ xuất hiện chảy nước mũi đục như mủ tăng dần và một số trẻ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa (đau bụng, nôn, tiêu chảy…).
Viêm VA mạn tính là tình trạng VA quá phát sau nhiều lần viêm cấp. Trẻ nghẹt mũi thường xuyên, chảy mũi xanh, 2 bên mũi lúc nào cũng có nước mũi, trẻ thường xuyên thở bằng miệng và thỉnh thoảng có những đợt cấp bộc phát.
Do thiếu kiến thức về bệnh viêm VA nên nhiều cha mẹ không phát hiện sớm bệnh của trẻ. Nhiều người chủ quan tự mua thuốc về chữa cho bé khi thấy các triệu chứng. Điều này rất nguy hiểm. Tốt nhất, cha mẹ nên đưa bé tới trực tiếp các cơ sở y tế, bệnh viện có chuyên khoa Tai mũi họng để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và tư vấn chữa trị phù hợp.
3. Biến chứng thường gặp khi bị bệnh viêm VA
Viêm VA thường không nguy hiểm tính mạng nhưng thường tái phát và gây các biến chứng như: viêm tai giữa cấp, viêm tai giữa thanh dịch, viêm mũi xoang, viêm họng, viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm phế quản, viêm phổi, rối loạn tiêu hóa…
Ngoài ra, khi VA quá phát to, chèn ép vào cửa mũi sau, gây nghẹt mũi nên trẻ phải thở bằng miệng, khi đó lượng oxy vào cơ thể thấp hơn. Thiếu oxy, trẻ trở nên lừ đừ, không năng nổ, kém thông minh, hay ngủ gật, học hành sa sút…
Nếu VA quá phát to phối hợp với viêm amidan khẩu cái làm tắc nghẽn hô hấp, gây nên hội chứng ngừng thở trong lúc ngủ.
Thêm vào đó, tình trạng cơ thể thiếu oxy và thừa CO2 dễ dẫn đến biến chứng lên phổi và tim. Nếu mũi không hoạt động lâu ngày thì xương hàm trên không phát triển đúng, nhỏ hơn so với xương hàm dưới; hàm trên vẩu, răng mọc lỏm chỏm; xương hàm dưới nhô ra, da xanh, miệng há, 2 mắt mở to…gây dị dạng mặt hay gọi là ” bộ mặt VA”.
Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh cụ thể mà có biện pháp điều trị phù hợp. Trong trường hợp viêm VA cấp thì có thể điều trị bằng thuốc. Ngược lại, viêm VA mạn tính thì cần phẫu thuật nạo VA.
Phòng khám chuyên khoa Tai mũi họng – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là một trong những địa chỉ tin cậy được nhiều người tin tưởng tìm đến khám chữa bệnh. Với đội ngũ y bác sĩ lâu năm giàu kinh nghiệm cùng với trang thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp hỗ trợ điều trị thành công các bệnh lý về tai mũi họng.