Hệ hô hấp của chúng ta rất dễ bị các tác nhân xung quanh tấn công. Một trong những bệnh lý khá phổ biến là bệnh viêm phổi, thường gặp hơn ở trẻ em và người cao tuổi. Tuy nhiên, ai cũng nên nắm bắt các triệu chứng của bệnh, cách chẩn đoán và điều trị để có biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Menu xem nhanh:
1. Hiểu đúng về bệnh viêm phổi
Viêm phổi là hiện tượng nhu mô phổi viêm nhiễm, bao gồm:
– Viêm phế nang
– Túi phế nang
– Ống phế nang
– Tổ chức liên kết khe kẽ
– Viêm tiểu phế quản tận cùng
Khi đó, các phế nang, đường dẫn khí trong phổi chứa nhiều chất lỏng, mủ, gây nên các triệu chứng đặc trưng như ho ra đờm, sốt, ớn lạnh, khó thở. Bệnh viêm phổi xảy ra do nhiều tác nhân nhưng phổ biến nhất là do vi khuẩn, virus, nấm. Bệnh tiến triển ở nhiều mức độ từ viêm nhẹ đến viêm phổi nặng. Nếu người bệnh là trẻ sơ sinh, người cao tuổi thì cần điều trị tích cực từ sớm vì bệnh dễ biến chứng nguy hiểm do do có nhiều bệnh nền hoặc hệ miễn dịch suy yếu.
Viêm phổi có thể được phân loại dựa trên nguyên nhân và mục đích phân loại. Tuy nhiên, cách phổ biến nhất là chia theo nguyên nhân gây viêm phổi và nguồn lây nhiễm bệnh.
1.1. Phân loại bệnh viêm phổi theo nguyên nhân gây bệnh
– Viêm phổi do vi khuẩn
– Viêm phổi do virus
– Viêm phổi do nấm
– Viêm phổi do hóa chất
1.2. Phân loại dựa trên nguyên nhân lây nhiễm
– Viêm phổi bệnh viện
– Viêm phổi cộng đồng
2. Triệu chứng cảnh báo viêm phổi cần biết để xử trí sớm
Các biểu hiện của bệnh viêm phổi khác nhau từ nhẹ đến nặng, dựa trên các yếu tố sau đây:
– Loại vi trùng gây viêm
– Tuổi tác
– Sức khỏe tổng thể của người bệnh
Các dấu hiệu ở giai đoạn nhẹ khá tương đồng với bệnh cảm cúm thông thường nhưng kéo dài hơn. Chuyên gia Hô hấp lưu ý một số triệu chứng của bệnh như sau:
– Đau ngực, đau dữ dội khi ho, vận động
– Mệt mỏi
– Sốt
– Đổ mồ hôi
– Ớn lạnh
– Buồn nôn, nôn, tiêu chảy
– Khó thở
– Người già có thể lú lẫn
Ngay khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng trên, bạn cần đến cơ sở y tế để kịp thời thăm khám, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị viêm phổi phù hợp.
3. Phương pháp chẩn đoán
Viêm phổi có thể có các triệu chứng lâm sàng rõ ràng nhưng nhiều trường hợp mắc bệnh không xuất hiện triệu chứng cụ thể. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh để chỉ định các phương pháp xét nghiệm, chụp chiếu để tìm ra nguyên nhân gây viêm phổi. Quy trình thăm khám, chẩn đoán viêm phổi diễn ra như sau:
3.1. Khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ hỏi các triệu chứng người bệnh đang gặp phải như:
– Ho
– Khó thở
– Sốt
– Triệu chứng đi kèm
Đồng thời sẽ tìm các dấu hiệu nguy hiểm hơn như:
– Khó thở, tím tái, hôn mê, li bì, …
– Đếm nhịp thở để theo dõi người bệnh có bất thường trong nhịp tim hay không
– Nghe phổi mục đích tìm các tiếng ran bất thường
3.2. Cận lâm sàng
– Xét nghiệm máu: giúp kiểm tra tình trạng nhiễm trùng phổi dựa trên số lượng bạch cầu.
– Nuôi cấy đờm: tìm vi khuẩn, nấm – nguyên nhân gây viêm phổi. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn loại thuốc phù hợp để điều trị bệnh.
– Chụp X-quang ngực: X-quang ngực là phương pháp phổ biến chẩn đoán các bệnh lý hô hấp trong đó có viêm phổi. Kết quả chụp X-quang sẽ cho thấy hình ảnh tổn thương nhu mô bao gồm tổn thương phế nang, mô kẽ phổi.
– Chụp CT: phương pháp này có vai trò lớn trong việc chẩn đoán xác định các đám mờ ở phổi. Tìm ra các tổn thương dù là nhỏ nhất mà chụp X-quang có thể bỏ sót.
– Nội soi phế quản: đây là thủ thuật bác sĩ dùng ống soi mềm để quan sát đường hô hấp nhằm chẩn đoán các bệnh lý về phổi. Bên cạnh đó, thủ thuật này đồng thời cho phép bác sĩ lấy các mẫu mô, tế bào hoặc dịch ở phổi.
– Quá trình lâm sàng kết hợp cận lâm sàng giúp bác sĩ chẩn đoán phân biệt viêm phổi với các bệnh lý khác như:
– Dị vật đường thở
– Suyễn
– Bệnh lý phổi bẩm sinh
– Các nguyên nhân gây suy hô hấp do nhóm bệnh tim mạch
4. Phương pháp điều trị viêm phổi an toàn, phù hợp với tình trạng từng người
Điều trị viêm phổi liên quan đến việc chữa nhiễm trùng và ngăn chặn biến chứng xảy ra. Tùy vào tình trạng bệnh, người bệnh có thể được chỉ định điều trị tại nhà hay điều trị tại viện. Bác sĩ Hô hấp tại Thu Cúc TCI cho biết việc chẩn đoán và điều trị viêm phổi phải được thực hiện càng sớm càng tốt để hồi phục chức năng phổi, ngăn biến chứng.
4.1. Điều trị bệnh viêm phổi tại nhà
Hầu hết các triệu chứng sẽ thuyên giảm từ vài ngày đến vài tuần, cảm giác mệt mỏi có thể kéo dài lâu hơn. Khi điều trị tại nhà, bạn được bác sĩ kê đơn thuốc cùng với tư vấn cách ăn uống, nghỉ ngơi. Bác sĩ yêu cầu bạn tái khám sau 1-2 tuần để đánh giá kết quả điều trị. Người bệnh cũng cần lưu ý đến ngay bệnh viện khi cơ thể xuất hiện các biến chứng như:
– Khó thở
– Ngất
– Sốt cao nhiều giờ, không hạ dù đã uống thuốc hạ sốt
4.2. Điều trị tại cơ sở y tế
Những người có các đặc điểm sau cần nhập viện để được điều trị với phác đồ phù hợp, ngăn biến chứng:
– Người bệnh là người lớn có biểu hiện thở khó, đau tức ngực dữ dội
– Trẻ em dưới 2 tháng tuổi
– Trẻ từ 2-5 tuổi xuất hiện dấu hiệu không ăn uống, co giật, ngủ li bì, thở khò khè
– Người cao tuổi
4.3. Thông tin một số loại thuốc điều trị viêm phổi
Các loại thuốc điều trị bệnh viêm phổi cần phụ thuộc vào loại viêm phổi và mức độ nghiêm trọng của bệnh cùng với tuổi tác và sức khỏe bệnh nhân. Các bác sĩ thường kê các loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, …
Người bệnh lưu ý rằng những loại thuốc này không được sử dụng tùy tiện vì có thể gây hại tới sức khỏe. Bạn nên đến chuyên khoa Hô hấp để được kê đơn, chỉ định liều lượng và thời gian uống an toàn, giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Thời tiết miền Bắc chuyển lạnh sâu khiến số người mắc các bệnh lý hô hấp như viêm phổi liên tục tăng. Chuyên gia khuyến cáo mỗi người nên lắng nghe cơ thể để kịp thời nhận biết các dấu hiệu bất thường và thăm khám, điều trị sớm.