Bệnh trĩ ra máu là một bệnh lý thường gặp ở con người, xảy ra ở vùng hậu môn, khi các búi trĩ xuất hiện do nhiều nguyên nhân mà lượng máu bị tiết ra nhiều hay ít. Bệnh trĩ ra máu và cách xử lý hiệu quả nào được áp dụng, bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cho người đọc tham khảo và hiểu rõ hơn về bệnh lý này.
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân, dấu hiệu bệnh trĩ ra máu
Bệnh trĩ ra máu là hiện tượng người bệnh bị chảy máu khi đi vệ sinh trong quá trình mắc trĩ. Máu có thể ra rất ít ở giai đoạn đầu và trở nên nhỏ giọt nhiều hơn khi trĩ chuyển giai đoạn nặng.
1.1. Nguyên nhân
– Táo bón thường xuyên: Táo bón là một trong số những nguyên nhân thường gặp nhất gây trĩ. Táo bón kéo dài làm cho quá trình đại tiện gặp khó khăn, người bệnh phải dùng nhiều sức lực khiến áp lực trong ống hậu môn tăng lên, làm các mạch máu và tĩnh mạch bị giãn nở, theo thời gian tạo nên các búi trĩ.
– Chế độ ăn uống thiếu khoa học: ăn uống không hợp lý, sử dụng quá nhiều đồ ăn nhanh, thức ăn cay, nóng, uống không đủ nước làm cho phân khô cứng và làm rối loạn hệ thống tiêu hóa.
– Tính chất công việc: Đứng hay ngồi thường xuyên, làm việc quá sức, mang vác vật nặng quá sức gây áp lực lớn cho cơ thể cũng là nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ ra máu.
– Tuổi tác: Theo Sức khỏe suy giảm, các cơ quan trong cơ thể hoạt động kém hiệu quả có thể gây ra nhiều chứng bệnh trong đó có trĩ ra máu.
– Mang thai và sinh con: Ở những tháng cuối của thai kỳ, trọng lượng thai nhi lớn dần sẽ vô tình dồn sức nặng xuống vùng xương chậu và làm các tĩnh mạch vùng hậu môn người phụ nữ bị chèn ép, giãn nở và gây bệnh trĩ. Trong quá trình sinh con, người mẹ cũng cần dùng nhiều sức, rặn mạnh để đẩy thai nhi ra ngoài, điều này sẽ làm cho các tĩnh mạch bị tác động lớn và có thể gây bệnh trĩ ra máu.
– Thường xuyên căng thẳng: Theo nghiên cứu của các chuyên gia, những người rơi vào tình trạng căng thẳng, stress thường xuyên sẽ kích thích hệ thần kinh trung ương, cơ thể hình thành nhiều chất độc làm giảm khả năng co giãn của các cơ ở vùng hậu môn.
– Thói quen sinh hoạt: Đại tiện không theo giờ giấc hàng ngày, nhịn đại tiện quá lâu cũng là nguyên nhân gây nên trĩ ra máu.
1.2. Triệu chứng
– Triệu chứng của bệnh trĩ ra máu là chảy máu ở vùng bị trĩ: Tình trạng chảy máu ở vùng trĩ theo mức độ của bệnh, ban đầu khi mới bị trĩ có thể phát hiện máu với lượng nhỏ khi vệ sinh, khi bệnh nặng hơn máu chảy thành từng giọt hoặc ra tia máu mỗi khi đi đại tiện. Khối búi trĩ sa sẽ nằm ngoài hậu môn, dùng tay có thể cảm nhận được.
– Cảm giác đau rát khi đi đại tiện, thấy ngứa và ẩm ướt, khó chịu quanh hậu môn (có thể bị rỉ máu).
2. Cách xử lý khi bị trĩ ra máu
2.1. Điều trị trĩ chảy máu bằng phương pháp nội khoa
Theo tây y, đối với từng mức độ bệnh khác nhau sẽ sử dụng thuốc điều trị cho phù hợp.
– Khi trĩ chảy máu ở mức nhẹ: tuân theo chỉ thị của bác sĩ người bệnh có thể dùng thuốc dạng uống, thuốc bôi, những thuốc có công dụng sát khuẩn, kháng viêm, chống phù nề, cầm máu…
– Sử dụng các loại thuốc nhuận tràng (loại thuốc làm tăng khả năng đào thải phân,khiến phân không bị rắn quá)
– Cần xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt: Không ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào với nhiều gia vị, thường xuyên vận động cơ thể, uống đủ nước.
2.2. Điều trị bệnh trĩ ra máu bằng phương pháp ngoại khoa
Phương pháp Longo: Cắt trĩ bằng phương pháp Longo là thực hiện đồng thời việc cắt và khâu nối nhờ một chiếc máy tự động. Hoạt động của máy theo nguyên lý đưa búi trĩ trở lại vị trí bình thường. Sau đó tiến hành cắt và khâu phần mạch máu cung cấp cho búi trĩ, làm cho búi trĩ teo dần, nhỏ lại.
Ưu điểm của phương pháp Longo:
– Phẫu thuật trong thời gian ngắn chỉ chưa đầy 30 phút.
– Cảm giác đau đớn rất ít: do vị trí thao tác phẫu thuật trên đường lược, là vùng có ít dây thần kinh cảm giác.
– Phục hồi nhanh, tỷ lệ tái phát sau mổ rất thấp.
– An toàn và hiệu quả, kể cả đối với những trường hợp mắc trĩ hỗn hợp
Điều trị trĩ ra máu bằng phương pháp Milligan Morgan là phương pháp phẫu thuật trước đây. Mục đích là nhằm cắt bỏ từng búi trĩ riêng rẽ, để lại những mảng da và lớp niêm mạc rồi tiến hành khâu lại. Việc chừa lại cầu da niêm có tác dụng chống hẹp hậu môn, nhất là trong trường hợp bị trĩ vòng.
3. Lời khuyên cho bệnh nhân bị bệnh trĩ ra máu và sau khi điều trị
– Không tác động nhiều vào vết mổ.
– Cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể
– Thường xuyên vận động để các cơ quan được điều hòa.
– Bệnh nhân sau khi điều trị trĩ nên ăn uống nhẹ nhàng, ưu tiên những món ăn mềm, thanh mát, tốt cho tiêu hóa và hạn chế sử dụng các thực phẩm cay nóng.
– Thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hoặc thuốc đặt hậu môn hay bôi cần theo đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Bệnh trĩ ra máu nếu điều trị ở giai đoạn sớm sẽ đỡ tốn kém và nhanh chóng hơn nhiều. Bệnh nhân không nên kéo dài, chần chừ trong điều trị dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Tuân thủ điều trị và lời khuyên của bác sĩ là giải pháp vàng giúp người bệnh sớm thoát khỏi nỗi ám ảnh mang tên trĩ.