Bệnh trĩ là căn bệnh cực kỳ phổ biến mà ắt hẳn ai cũng từng nghe qua. Bài viết này sẽ cùng bạn tìm hiểu: Bệnh trĩ là gì, có những cách nào để phòng ngừa căn bệnh “thầm kín” đầy ám ảnh này.
Menu xem nhanh:
1. Lý giải bệnh trĩ và cơ chế hình thành bệnh trĩ
1.1. Bệnh trĩ là gì?
Trĩ là loại bệnh có đặc trưng là các búi xuất hiện và phân bố ở khu vực hậu môn – trực tràng của người bệnh. Các búi này thực chất là hệ quả của hiện tượng giãn nở quá mức của các tĩnh mạch hậu môn – trực tràng. Người bệnh sẽ cảm thấy vướng víu, khó chịu với những búi trĩ, đặc biệt là khi nó tăng kích thước và gây đau, vướng víu, phiền toái.
1.2. Cơ chế bệnh sinh của bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ được các chuyên gia giải thích theo hai giả thuyết: Thuyết mạch máu và thuyết cơ học. Trong đó, khi giải thích bệnh bằng cơ chế mạch máu, có thể hiểu rằng các tĩnh mạch hậu môn giãn ra do tình trạng ứ trệ máu tại chính các tĩnh mạch đó. Theo giải thích bằng thuyết cơ học, tình trạng giãn nở tĩnh mạch hậu môn bắt nguồn từ việc chịu quá nhiều áp lực từ ổ bụng, xuống trực tràng, hậu môn, gây ra trĩ.
2. Bệnh trĩ biểu hiện qua những triệu chứng nào?
Người bị bệnh trĩ có thể đối mặt với những triệu chứng cực kỳ phiền toái như sau:
– Cộm, vướng víu, ngứa rát hậu môn ở giai đoạn mới chớm bệnh, sau đó khi bệnh tiến triển dần, bệnh nhân thường đau đớn hơn rất nhiều. Đặc biệt là đối với trĩ ngoại khi chúng cọ vào trang phục, ghế ngồi,..
– Bệnh trĩ nội thường khiến bệnh nhân chảy máu đến chảy máu dữ dội bởi các búi trĩ nằm bên trong cọ vào niêm mạc hậu môn khi bệnh nhân rặn đẩy phân ra bên ngoài. Đặc trưng của máu giàu oxy, đỏ tươi, không lẫn vào bên trong phân và có thể chảy nhiều ra cả tia.
– Hậu môn nhớp nháp, chảy dịch, nếu không được giữ vệ sinh có thể bị viêm nhiễm, gây mùi,..
3. Những nguyên nhân khiến nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn
Nguy cơ mắc bệnh trĩ có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố như sau:
3.1. Tình trạng táo bón mạn tính không có biện pháp điều trị
Táo bón mạn tính thường bắt nguồn từ các lý do như ăn ít chất xơ từ rau xanh, quả chín, ăn nhiều đồ ăn cay nóng, đồ ăn chiên rán dầu mỡ, thực phẩm quá nhiều đạm, uống ít nước Táo bón phân cứng thường khiến bệnh nhân cần rặn rất mạnh để đại tiện. Khi đó, việc rặn mạnh có thể làm áp lực trong ống hậu môn tăng cao. Tình trạng ứ trệ máu trong các đám rối tĩnh mạch trĩ xuất hiện, ngoài ra các dây chằng cố định cũng bị tổn thương và dần gây ra bệnh trĩ.
3.2. Hiện tượng áp lực ổ bụng tăng lên gây ra trĩ
Một số tình trạng bệnh lý không mong muốn như ho nhiều, kéo dài, bí đái do u xơ tiền liệt tuyến.. có thể gây tăng áp lực lên ổ bụng và gây ra bệnh trĩ. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như người lao động nặng, những công việc đòi hỏi đứng lâu, ngồi nhiều…cũng gây áp lực trong ổ bụng tăng kéo dài. Do đó, chúng cản trở sự hồi lưu tĩnh mạch, bệnh trĩ sẽ dần xuất hiện.
Người mắc bệnh trĩ ở nhóm này thường là người làm công việc văn phòng, tài xế, người làm công việc vận chuyển đồ nặng.
3.3.Thai kỳ của phụ nữ cũng là yếu tố tăng nguy cơ bị trĩ
Bị trĩ trong thai kỳ được giải thích theo nhiều nguyên nhân. Đây là thời điểm rất dễ bị táo bón do thai phụ bổ sung nhiều vi chất vào cơ thể, chúng tiềm ẩn nguy cơ táo bón rất cao. Ngoài ra, thai nhi lớn dần là nguyên nhân gây ra các cản trở dòng máu tĩnh mạch gây ứ máu ở các đệm hậu môn.
Đặc biệt, trong quá trình sinh nở, sản phụ bị trĩ rất có thể bị nặng lên khi sinh thường bởi việc rặn có thể kích thích và làm búi trĩ sa ra ngoài nhiều hơn.
3.4. Một số yếu tố khác tác động đến nguy cơ mắc trĩ
Một số yếu tố có thể kể đến như yếu tố độ tuổi: Nhiều chuyên gia chỉ ra khi bước vào độ tuổi trung niên, con người dễ bị mắc trĩ hơn. Khoảng tuổi thông thường mắc trĩ thường khoảng từ 30-60 tuổi. Ngoài ra, các chuyên gia cũng chứng minh được tỷ lệ bệnh nhân trĩ là nữ giới chiếm khoảng 60% các ca bệnh, cao hơn so với nam giới.
Một số yếu tố khác có thể được kể đến như: Tình trạng quan hệ tình dục bằng xâm nhập hậu môn, tình trạng bệnh nhân bị tăng trương cơ lực thắt, hệ quả của dùng chất kích thích, rượu bia,…
4. Làm thế nào để tránh mắc bệnh trĩ – Những lưu ý cần ghi nhớ
Các cách phòng ngừa bệnh trĩ là gì là câu hỏi rất được quan tâm hiện nay, tuy nhiên câu trả lời khá đơn giản. Bệnh nhân cần khắc phục các yếu tố được xem là nguyên nhân tăng nguy cơ mắc bệnh như sau:
– Hạn chế táo bón bằng cách ăn uống với chế độ hợp lý, bổ sung chất xơ, uống đủ nước. Ngoài ra, cần ăn ở mức độ vừa phải những thực phẩm chứa nhiều đạm, hạn chế đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ.
– Hạn chế ngồi quá lâu, đứng quá nhiều, hãy lựa chọn những động tác vận động nhẹ nhàng để gián đoạn khoảng thời gian đó. Điều này tránh việc áp lực lên hậu môn tăng gây ra bệnh trĩ.
– Tăng cường tập thể dục, thể thao hợp lý để tăng cường tuần hoàn máu, hạn chế nguy cơ bệnh trĩ. Điều này còn giúp giảm nguy cơ béo phì, hạn chế áp lực lên hậu môn.
– Cần tránh sử dụng các chất kích thích, rượu bia, đồ uống có cồn. Ngoài ra, cần duy trì những thói quen tốt như đi đại tiện không kéo dài, rặn nhẹ nhàng, đúng cách khi đại tiện.
– Đặc biệt, khi có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh trĩ thì cần đi thăm khám ngay để được phát hiện, chẩn đoán và được điều trị theo phác đồ hiệu quả.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu bệnh trĩ là gì, cũng như biểu hiện bệnh, nguyên nhân và cách để phòng ngừa căn bệnh thầm kín này một cách hiệu quả.