Menu xem nhanh:
1. Bệnh Parkinson là gì?
Bệnh Parkinson là một bệnh về thần kinh xảy ra khi một nhóm tế bào trong não bị thoái hóa. Khi các tế bào não không còn kiểm soát được vận động của cơ bắp, con người sẽ gặp khó khăn trong việc đi lại, cử động chậm chạm, tay chân run cứng. Khi bệnh nặng, sẽ phá hủy các tế bào thần kinh, dẫn đến thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh có vai trò gửi tín hiệu lên não để điều khiển mọi vận động.
Theo thống kê hiện nay trên thế giới có khoảng 6,5 triệu người mắc bệnh Parkinson. Bệnh thường xảy ra ở nam nhiều hơn so với nữ, khởi phát lúc 60 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay số người trẻ từ trên 35 tuổi, dưới 50 tuổi có dấu hiệu sớm của bệnh Parkinson chiếm gần 10%.
2. Nguyên nhân gây bệnh Parkinson
Các nhà khoa học cho rằng Parkinson có thể là hậu quả của sự phối hợp các yếu tố di truyền và môi trường. Một số thuốc, bệnh và độc tố cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự hội chứng của bệnh Parkinson. Bên cạnh đó còn có một số yếu tố khác được xem là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson:
– Di truyền học: Các nhà khoa học xác định được một số đột biến gen liên quan đến bệnh Parkinson.
– Môi trường: Tiếp xúc với một số độc tố nhất định trong môi trường có thể gây ra bệnh Parkinson.
– Ti thể: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng ti thể có tham gia vào sự phát triển của bệnh Parkinson. Ti thể là những thành phần sản xuất năng lượng của tế bào, và sự bất thường trong ti thể là nguyên nhân dẫn đến sự hư hại của màng tế bào, protein, ADN cũng như các phần khác của tế bào. Những thay đổi liên quan đến stress oxy hóa cũng được phát hiện trong não bộ của người bệnh Parkinson.
3. Triệu chứng của bệnh Parkinson
Triệu chứng của bệnh Parkinson ở mỗi người sẽ khác nhau. Các dấu hiệu và triệu chứng sớm có thể không rõ ràng. Chúng thường bắt đầu xuất hiện ở một bên của cơ thể và nặng hơn ở bên đó. Một số hội chứng phổ biến của bệnh Parkinson như sau:
3.1 Run, lắc – triệu chứng điển hình của bệnh parkinson
Đặc trưng tiêu biểu của bệnh Parkinson là run tay, nhất là khi tay thả lỏng. Một cơn run hoặc lắc thường bắt đầu ở chân tay, thông thường là tay hoặc ngón tay. Có thể nhận thấy cơn run di chuyển qua lại giữa ngón tay cái và ngón trỏ.
3.2 Chậm vận động
Người bệnh không có khả năng di chuyển hoặc khả năng này bị chậm lại. Họ thường cảm thấy khó khăn khi thực hiện những vận động rất đơn giản. Các bước đi có thể trở nên ngắn hơn khi đi bộ hoặc ngay cả việc ra khỏi ghế cũng khó khăn hơn.
3.3 Cơ bắp cứng – triệu chứng điển hình của bệnh parkinson
Tình trạng cứng cơ bắp có thể xảy ra trong bất kỳ phần nào của cơ thể. Các cơ bắp bị cứng gây hạn chế phạm vi chuyển động và khiến người bệnh đau đớn.
3.4 Tư thế bị khiếm khuyết và mất cân bằng
Khi mắc bệnh Parkinson, tư thế đứng của bệnh nhân dễ bị chuyển sang dạng cong hoặc có thể bị mất cân bằng.
3.5 Mất các chuyển động tự động
Khả năng thực hiện các động tác tự nhiên có thể bị giảm sút như chớp mắt, mỉm cười hoặc đung đưa cánh tay khi đi bộ.
3.6 Thay đổi cách nói, cách viết
Người bệnh thường gặp vấn đề về ngôn ngữ khi mắc bệnh Parkinson. Họ có thể ngần ngại trước khi nói chuyện. Ngoài ra họ còn gặp khó khăn khi viết, chữ viết có thể bị nhỏ đi so với trước.
4. Chẩn đoán bệnh parkinson
Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn mắc bệnh Parkinson có thể bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số phương pháp xét nghiệm chẩn đoán xác định chính xác.
Một số xét nghiệm hình ảnh được áp dụng trong chẩn đoán bệnh Parkinson như: Siêu âm não, SPECT và PET scan, cũng có thể được sử dụng để giúp loại trừ các rối loạn khác. Tuy nhiên trên thực tế, các xét nghiệm hình ảnh không phải là đặc biệt hữu ích cho việc chẩn đoán bệnh Parkinson.
5. Điều trị bệnh parkinson
Bệnh Parkinson không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng phương pháp hỗ trợ điều trị nội khoa có thể giúp kiểm soát đáng kể các triệu chứng của bạn. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyên bạn nên làm phẫu thuật.
5.1 Điều trị nội khoa
Thuốc có thể giúp bạn kiểm soát các vấn đề về đi lại, vận động và run rẩy. Các loại thuốc này làm tăng hóa chất truyền tín hiệu cụ thể trong não của bạn.
5.2 Phẫu thuật
Trong phẫu thuật kích thích não sâu (DBS), bác sĩ sẽ cấy ghép điện cực vào một phần cụ thể của bộ não. Các điện cực được kết nối với một máy phát điện được cấy vào ngực của bạn gần xương đòn sẽ gửi các xung điện để não của bạn hoạt động và có thể làm giảm triệu chứng bệnh Parkinson.
6. Ưu điểm hỗ trợ điều trị bệnh parkinson tại Bệnh viện Thu Cúc
Chọn hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson tại bệnh viện Thu Cúc, người bệnh được:
– Khám và hỗ trợ điều trị với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm.
– Hệ thống trang thiết bị hiện đại.
– Quy trình thăm khám nhanh chóng.
– Được thanh toán BHYT theo quy định của Nhà nước.
7. Cách phòng bệnh Parkinson
– Ăn nhiều thực phẩm có chất xơ, uống đủ lượng chất lỏng giúp ngăn ngừa táo bón – tình trạng phổ biến khi bị Parkinson. Một chế độ ăn uống cân bằng sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng có lợi cho người bệnh.
– Tập thể dục để giúp phục hồi phần nào sự cân bằng.
8. Ý kiến người bệnh
“Vì mắc bệnh Parkinson giai đoạn cuối mà bác ruột tôi khổ sở suốt một thời gian dài. Tôi đã tìm hiểu nơi chữa bệnh tốt để đưa bác tới. Biết bệnh viện Thu Cúc có các bác sĩ giỏi và cơ sở vật chất tốt, tôi đưa bác đến khám ngay. Sau khi hỗ trợ điều trị một thời gian với sự chuyên nghiệp và tận tâm của bác sĩ, điều dưỡng, bệnh tình bác tôi đã thuyên giảm, sinh hoạt thuận lợi hơn. Gia đình tôi rất cảm ơn các bác sĩ và nhân viên bệnh viện đã hỗ trợ chữa trị hiệu quả cho bác tôi, đặc biệt cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Văn Doanh – chuyên khoa Nội thần kinh”.
Những phương pháp chẩn đoán và hỗ trợ điều trị trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết chính xác Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc áp dụng phương pháp nào bạn vui lòng gọi đến số 1900 55 88 92 hoặc 0936 388 288 để được tư vấn.