Bệnh nấm phụ khoa có nguy hiểm không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Nấm phụ khoa thường do loại nấm có tên Candida albicans gây nên. Thường gặp và dễ tái phát, liệu bệnh nấm phụ khoa có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em không?

Thường gặp và dễ tái phát, liệu bệnh nấm phụ khoa có nguy hiểm không?

Thường gặp và dễ tái phát, liệu bệnh nấm phụ khoa có nguy hiểm không?

1. Nguyên nhân gây ra nấm phụ khoa

Khi bị nấm phụ khoa chị em thường bị ngứa và nóng ran ở cơ quan sinh dục ngoài, dịch tiết âm đạo nhiều hơn, đau khi giao hợp, sưng tấy âm hộ… Nấm phụ khoa phát triển do những nguyên nhân sau đây:

– Do môi trường: Người làm việc thường xuyên trong môi trường ẩm ướt, phải ngâm người thường xuyên trong ao hồ, ruộng đồng, hoặc mặc quần áo bó sát, không chú ý vệ sinh âm đạo là môi trường thuận lợi để nấm phát triển.

– Do sự lây lan từ bên ngoài: Quan hệ tình dục với người nhiễm nấm, dùng chung khăn lau, đồ dùng cá nhân…

– Do thay đổi độ pH âm đạo: sự thay đổi này có thể do thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh, thời kỳ mang thai, giai đoạn tiền mãn kinh… khiến nấm dễ phát triển.

– Do bệnh lý: Nấm phụ khoa thường gặp ở bệnh nhân bị tiểu đường thai kỳ, suy giảm miễn dịch…

2. Bệnh nấm phụ khoa có nguy hiểm không?

  • Nấm phụ khoa nếu không điều trị kịp thời sẽ lây lan đến rất nhiều bộ phận khác như tử cung, cổ tử cung, ống dẫn trứng….  ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản.
  • Nếu người bệnh đang mang thai thì nhiễm nấm tăng nguy cơ sinh non, sẩy thai.
  • Ảnh hưởng đến tâm lý: Nấm có triệu chứng là những cơn ngứa dữ dội, khiến người bệnh luôn trong trạng thái khó chịu, cáu gắt thường xuyên.
  • Ảnh hưởng chất lượng cuộc sống: Nhiễm nấm khiến cho đời sống chăn gối người bệnh gặp không ít trục trặc, tâm lý chị em trở nên tự ti, lo lắng, ngại “gần gũi” với chồng.
Nấm phụ khoa ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, hạnh phúc gia đình của người bệnh.

Nấm phụ khoa ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, hạnh phúc gia đình của người bệnh.

  • Dễ bị lây nhiễm cho bạn tình: Nấm phụ khoa ở nữ có thể tấn công sang bạn tình, khiến dương vật có dấu hiệu sưng đỏ, ngứa ngáy,…
  • Suy giảm miễn dịch: Nhiễm nấm gây suy giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị tấn công bởi các bệnh lý khác, đặc biệt là các bệnh xã hội.

3. Khắc phục khi bị nấm phụ khoa

Chị em cần đi khám tìm nguyên nhân để xử trí kịp thời ngay khi có dấu hiệu bất thường. Bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Chị em cần đi khám tìm nguyên nhân để xử trí kịp thời ngay khi có dấu hiệu bất thường.

Chị em cần đi khám tìm nguyên nhân để xử trí kịp thời ngay khi có dấu hiệu bất thường.

Bên cạnh đó, trong chế độ sinh hoạt hàng ngày chị em cần chú ý:

– Giữ vệ sinh vùng kín đúng cách: Dung dịch vệ sinh phải là loại không mùi, có tính kiềm nhẹ, sau khi rửa phải lau khô trước khi mặc quần, tuyệt đối không được để vùng kín ẩm ướt. Đặc biệt trong kỳ kinh, cần thay băng vệ sinh thường xuyên, tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm.

– Chọn quần lót bằng chất liệu cotton thấm hút dễ dàng, khô thoáng, không gây ẩm. Quần lót cần được giặt sạch phơi khô, không mặc quần lót ẩm ướt khiến vùng sinh dục bị ẩm, khiến vi khuẩn, nấm ngứa phát triển.

– Khi vệ sinh, tránh lau từ hậu môn đến vùng kín mà nên lau theo chiều ngược lại, hạn chế trường hợp vi khuẩn tập trung nhiều ở hậu môn lan sang âm đạo.

– Không xịt nước hoa vào vùng kín gây mất cân bằng vi khuẩn.

Bệnh nấm phụ khoa có nguy hiểm không? Qua thông tin mà chúng tôi cung cấp hi vọng bạn đọc đã có được những chia sẻ hữu ích.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital