Polyp là những khối u nhỏ, phát triển trong cổ tử cung hoặc buồng tử cung. Đây là một bệnh lý thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và khiến cho khả năng thụ thai suy giảm đáng kể. Câu hỏi đặt ra là “Polyp cổ tử cung có nguy hiểm không?”.
Menu xem nhanh:
1. Khái niệm
Polyp cổ tử cung là những khối nhỏ, mềm, có kích thước vài mm đến vài cm, có hình dạng như ngón tay, bóng đèn hoặc dạng nấm, có thể phát triển đơn độc hoặc có thể mọc thành chùm.
Chúng thường có màu đỏ tươi, hồng hoặc trắng xám, gắn vào phần nội mạc tử cung bằng một cuống mỏng hoặc đế rộng và sẽ kéo dài vào bên trong tử cung.
2. Nguyên nhân gây
Tính đến hiện tại, các bác sĩ vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây nên polyp cổ tử cung, tuy nhiên có một số yếu tố có thể là nguyên nhân của bệnh lý này, có thể kể đến như:
2.1 Nồng độ hormone
Estrogen tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng đến việc nội mạc tử cung dày lên và bong ra trong chu kỳ kinh nguyệt. Việc lớp lót phát triển quá mức có thể gây nên polyp.
2.2 Do độ tuổi
Polyp cổ tử cung xảy ra nhiều ở phụ nữ trong độ tuổi 30 – 50, không mấy khi xảy ra trong độ tuổi 20. Nguyên nhân có thể do sự thay đổi về nồng độ estrogen ở khoảng gần và trong thời kỳ mãn kinh này.
2.3 Một số nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác gây nên polyp cổ tử cung có thể kể đến như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, bệnh béo phì, huyết áp, đang sử dụng thuốc điều trị ung thư vú như tamoxifen….
3. Triệu chứng
Polyp cổ tử cung là bệnh lý thường không có biểu hiện rõ ràng hoặc có những biểu hiện chung với các bệnh phụ khoa khác nên có thể khiến chị em dễ nhầm lẫn. Tuy nhiên, dựa vào một số triệu chứng dưới đây, chị em sẽ có cơ sở dữ liệu để biết được mình có thể đang mắc bệnh lý này.
– Chu kỳ kinh nguyệt không đều
– Chảy máu kinh nguyệt dài hoặc rong kinh.
– Chảy máu trong khi thụt rửa âm đạo.
– Xuất huyết âm đạo khi đang quan hệ tình dục.
– Đôi khi, dịch tiết ra quá nhiều có màu trắng hoặc màu vàng.
4. Polyp cổ tử cung có nguy hiểm không?
Chắc hẳn nhiều chị em đã nghe qua bệnh lý này nhưng vẫn đang thắc mắc liệu Polyp cổ tử cung có nguy hiểm không? Có gây bất lợi gì cho sức khỏe sinh sản không? Điều này sẽ phụ thuộc vào tình trạng hiện tại của bệnh nhân.
Nếu ở tình trạng nhẹ, polyp cổ tử cung là một bệnh lý lành tính và có thể tự biến mất sau một thời gian nhưng nếu chuyển sang giai đoạn bệnh mãn tính hoặc có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung thì cần sự can thiệp để loại bỏ polyp.
Để xác định xem bản thân có đang bị polyp cổ tử cung không, các chị em cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín. Tại đây, dựa vào những dấu hiệu bệnh nhân liệt kê cùng với việc sử dụng một số phương pháp chẩn đoán dưới đây, bác sĩ có thể đưa ra được kết luận về tình trạng hiện tại.
4.1 Siêu âm xuyên âm đạo
Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ đặt một thiết bị có hình cây đũa ghép trong âm đạo, sau đó thiết bị sẽ phát ra sóng âm thanh và truyền về máy tính những hình ảnh chi tiết bên trong tử cung.
Bên cạnh đó, có thể kết hợp phương pháp này với việc đặt một ống mỏng (gọi là ống thông trong âm đạo) và bơm nước muối vào tử cung. Nước muối sẽ có tác dụng mở rộng tử cung và giúp bác sĩ nhìn rõ hơn polyp (nếu có).
4.2 Soi tử cung
Bác sĩ sử dụng thiết bị chuyên dụng là kính hiển vi âm đạo để nhìn vào các mô lót bên trong. Nếu bệnh nhân có polyp, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ phẫu thuật để loại bỏ nó.
4.3 Sinh thiết nội mạc tử cung
Bác sĩ dùng công cụ bằng nhựa mềm để lấy một mẫu nhỏ lớp màng lót từ niêm mạc tử cung. Mẫu nhỏ đó (sinh thiết) sẽ chuyển đến phòng thí nghiệm để kiểm tra và chẩn đoán xem có tế bào ung thư không.
4.4 Nạo polyp cổ tử cung
Một dụng cụ kim loại có thìa nạo có hình vòng tròn nhỏ trên đầu đưa vào bên trong để loại bỏ polyp ra ngoài hoặc lấy mô trong tử cung để mang đi xét nghiệm.
5. Điều trị
Sau khi đã thăm khám và chẩn đoán để xác định được polyp có lành tính hay không, bác sĩ sẽ đưa ra các phương án điều trị cụ thể cho bệnh nhân.
Nếu polyp lành tính, bệnh nhân sẽ được chỉ định cắt khối u ngay tại bệnh viện. Sau khi cắt sẽ có cảm giác co thắt nhẹ hoặc chảy máu một chút nên bác sĩ sẽ thường kê thêm thuốc để giảm đau như thuốc Ibuprofen hay Paracetamol.
Nếu polyp đã phát triển đến kích thước lớn, bác sĩ sẽ thực hiện gây mê toàn thân cũng như gây tê tại chỗ sau đó mới thực hiện phẫu thuật.
Trường hợp chẩn đoán thấy có tế bào ung thư, cần phải phẫu thuật cắt tử cung để không gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác.
6. Cách phòng ngừa
– Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng để phát hiện ra những dấu hiệu bất thường. Việc phát hiện sớm sẽ giúp điều trị được các bệnh lý kịp thời và tỷ lệ để lại biến chứng thấp.
– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt là trong những ngày đèn đỏ cần vệ sinh kĩ càng và thay băng vệ sinh tối thiểu 4 – 6 miếng/ngày.
– Thiết lập chế độ ăn uống điều độ và khoa học, bổ sung thêm nhiều rau củ và trái cây vào khẩu phần ăn hàng ngày.
– Tránh những thực phẩm có chứa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,….
– Lựa chọn đồ lót có size phù hợp, làm bằng chất liệu cotton thoáng mát và nên thay 2 lần/ngày.
– Khám phụ khoa định kỳ.
Bài viết trên đã giúp chị em trả lời câu hỏi “Polyp cổ tử cung có nguy hiểm không?”. Có thể thấy rằng, polyp tử cung thường khó phát hiện ra do không có triệu chứng rõ ràng nhưng lại tiềm tàng gây nên căn bệnh nguy hiểm – ung thư. Chính vì vậy, việc thăm khám thường xuyên tại các cơ sở y tế uy tín là vô cùng cần thiết để đảm bảo cho sức khỏe của cũng như khả năng sinh sản của bản thân.