Menu xem nhanh:
Bệnh lậu là gì?
Bệnh lậu do song cầu khuẩn Neisseria gonorrhea gây ra. Vi khuẩn lậu sinh sôi, nảy nở nhanh trong môi trường nóng và ẩm ướt của đường sinh sản như tử cung, buồng trứng, vòi trứng và cả đường tiết niệu (niệu đạo), hậu môn,…Bệnh lây truyền do tiếp xúc với dương vật, âm đạo, miệng hay hậu môn của người bệnh. Bệnh lậu có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh đẻ.
Dấu hiệu bệnh lậu
Giai đoạn cấp tính
Ở nam giới
Thời gian ủ bệnh khoảng 2-6 ngày, có các triệu chứng như đau dọc niệu đạo, nóng rát, buốt khi đi tiểu. Mủ tự chảy ra hoặc lẫn với nước tiểu (nước tiểu đục). Mủ đặc có màu vàng, cơ thể mệt mỏi, sốt, có thể cảm thấy đau hoặc sưng tinh hoàn.
Ở nữ giới
Khó xác định thời gian ủ bệnh, các triệu chứng gồm lỗ niệu đạo sưng đỏ, chảy mủ, ngứa âm đạo, tiểu nhiều lần, tiểu cấp, tiểu buốt, cổ tử cung sưng đỏ, có thể viêm vùng chậu,…
Giai đoạn mạn tính
Ở nam giới
Tiểu buốt, tiểu dắt, ít khi thấy tiểu mủ. Đa số các trường hợp thấy có chất nhầy ở niệu đạo vào sáng sớm, lúc ngủ dậy, khi đi tiểu.
Ở nữ giới
Bệnh chuyển từ cấp tính sang mạn tính rất nhanh chóng. Bệnh có thể gây viêm hậu môn, ngứa, sưng, viêm tử cung và đặc biệt bệnh kéo dài nhiều năm.
Mắc bệnh lậu có vô sinh không?
Ở nam giới
– Viêm tuyến tiền liệt: đây là ảnh hưởng đầu tiên của bệnh lậu.
– Chít hẹp niệu đạo: tiểu buốt, tiểu dắt là biểu hiện của bệnh viêm niệu đạo, tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến chít hẹp niệu đạo ở nam giới, một số người có thể bị hẹp ống dẫn tinh, thậm chí tắc nghẽn, từ đó dẫn đến vô sinh.
– Mắc các bệnh viêm nhiễm khác: viêm tinh hoàn (bụng dưới có cảm giác đau, sờ vào thấy mào tinh hoàn sưng to, có cảm giác đau dữ dội), viêm quy đầu, viêm bao quy đầu… hoặc các viêm nhiễm khác ở cơ quan sinh dục.
– Gây vô sinh: bệnh lậu có thể gây viêm tinh hoàn, viêm ống dẫn tinh… có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng vô sinh ở nam giới.
Ở nữ giới
– Bệnh lậu gây ảnh hưởng nghiêm trọng, lâu dài cho phụ nữ. Đây là một nguyên nhân thường gặp gây viêm tiểu khung có thể dẫn đến sự tạo thành túi mủ trong ổ bụng và gây đau kéo dài, mạn tính ở vùng tiểu khung. Viêm tiểu khung có thể làm cho tiến triển mạn tính gây xơ hóa hẹp vòi trứng dẫn đến vô sinh hoặc tăng nguy cơ bị chửa ngoài tử cung.
– Gây vô sinh: phụ nữ mắc bệnh lậu rất dễ gây vô sinh do lây nhiễm gây viêm cổ tử cung, tử cung, vòi trứng, buồng trứng…
– Phụ nữ có thai bị bệnh lậu có nguy cơ cao về sẩy thai, nhiễm trùng ối hoặc chuyển dạ sớm. Trong quá trình chuyển dạ, nếu mẹ mắc bệnh lậu thì vi khuẩn của bệnh có thể truyền sang cho bé. Bệnh lậu sẽ ảnh hưởng đến mắt của bé sơ sinh, nếu không được điều trị, bé có thể bị mù. Ngoài ra, bệnh lậu từ mẹ có thể ảnh hưởng đến các phần khác trên cơ thể bé như nhiễm trùng máu, viêm màng não..