Cận thị bao nhiêu độ thì mổ được là câu hỏi mà số đông người cận thị hay thắc mắc. Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu xem số độ thích hợp để mổ là bao nhiêu nhé.
Menu xem nhanh:
1. Phẫu thuật tật cận thị là gì?
Phẫu thuật là một giải pháp giúp người bị cận thị hồi phục lại thị lực ban đầu một cách nhanh chóng và lâu dài. Phương pháp phẫu thuật sẽ tác động làm thay đổi độ cong của giác mạc bằng công nghệ Laser hoặc đặt thấu kính nội nhãn. Tùy theo tình trạng của mỗi người mà phương pháp phẫu thuật và thời gian hồi phục của mắt sẽ khác nhau.
2. Bệnh cận thị bao nhiêu độ thì mổ được?
Theo thời gian, bệnh cận thị sẽ ngày một nặng hơn làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Với thắc mắc: “Bệnh cận thị bao nhiêu độ thì mổ được?” thì câu trả lời sẽ còn tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người. Cụ thể, thường những người cận nặng khoảng 8-10 diop trở lên là có thể mổ cận. Lưu ý rằng trong vòng 6 tháng phải đảm bảo độ cận ổn định (khoảng 0,25-0,5 diop).
3. Điều kiện để có thể mổ cận thị
Muốn biết được bản thân có thể được mổ cận thị không, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám kỹ lưỡng. Ở các bệnh viện, phòng khám uy tín thì những điều kiện mổ cận tối thiểu được áp dụng bao gồm:
3.1 Độ tuổi được mổ cận
Bộ y tế khuyến cáo nên mổ cận ở độ tuổi trưởng thành từ 18 cho đến dưới 40 tuổi. Lý do bởi độ tuổi này độ cận đã ổn định, ít thay đổi nên phẫu thuật sẽ có nhiều khả năng thành công hơn. Ngược lại, nếu nhỏ hơn 18 tuổi và ngoài tuổi 40 thì khả năng tái cận sau phẫu thuật sẽ cao hơn. Cụ thể như sau:
Với trẻ dưới 18 tuổi: Thị lực chưa ổn định do mắt đang trong giai đoạn phát triển và có nhiều thay đổi.
Với người trên 40 tuổi: Khi đó mắt dần lão hóa, giác mạc mỏng dần nên khả năng hồi phục thấp đi. Ngoài ra có thể tồn tại các yếu tố ảnh hưởng ngoài tầm kiểm soát.
3.2 Độ cận
Nhiều khuyến cáo rằng nên mổ cận thị khi cận quá nặng. Đặc biệt không có thay đổi nhiều như:
– Trong 1-2 năm: Thay đổi độ cận không quá 0.75 diop
– Trong khoảng 6 tháng trước mổ: thay đổi độ cận không quá 0.5 diop
Lưu ý nhỏ với người bị cận thị trên 10 diop là không thể mổ bằng Lasik. Lý do bởi nếu mổ mắt cận 10diop bằng laser phần giác mạc sẽ mỏng do bị lấy đi nhiều. Từ đó không thể đảm bảo an toàn cho giác mạc.
3.3 Không có các bệnh lý về mắt
Đây cũng là yếu tố quan trọng bởi một đôi mắt khỏe mạnh sẽ giúp ca mổ thành công và giảm biến chứng sau này. Bạn sẽ cần tạm hoãn việc mổ cận thị khi đang gặp phải một số bệnh sau:
– Đang bị viêm nhiễm: Viêm kết ở giác mạc, viêm màng bồ đào, viêm bờ mi,…
– Mắt bị lác (lé): Khi ấy phải phẫu thuật lé kết hợp điều trị khúc xạ để đạt được kết quả cao nhất.
– Mắt bị nhược thị: Một số trường hợp người bệnh cần bỏ kính hoặc lệch khúc xạ nặng vẫn có khả năng phẫu thuật.
– Bệnh ảnh hưởng thủy tinh thể: Nếu bị đục thủy tinh thể, bạn cần điều trị dứt điểm mới có thể phẫu thuật cận.
– Bệnh liên quan đến võng mạc: Trường hợp mắc các bệnh lý về võng mạc, phẫu thuật cận chỉ có thể tác động lên giác mạc mà không thể cải thiện nhiều về thị lực.
Ngoài những bệnh kể trên, cũng còn nhiều bệnh khác khiến hiệu quả phẫu thuật ảnh hưởng. Việc mổ cận khi ấy chỉ làm thị lực về lâu dài kém đi. Bạn nên điều trị khỏi hoàn toàn các bệnh lý mới mổ là tốt hơn.
3.4 Giác mạc mắt ở dạng bình thường
Trường hợp giác mạc có hình dạng bất thường như hình chóp, lồi lõm hoặc sẹo, quá phẳng… đều gây khó khăn. Khó khăn này đến từ việc phẫu thuật mổ cận.
Như bạn đã biết, bác sĩ khi phẫu thuật sẽ dùng tia laser tác động lên giác mạc thay đổi độ cong của nó. Với mắt có giác mạc bất thường thì có thể không hết cận và còn gây ảnh hưởng tới mắt.
Một trong các yếu tố quan trọng để lựa chọn phương án phẫu thuật tốt đó là cấu trúc giác mạc.
3.5 Giác mạc không được mỏng quá
Phương pháp laser khi mổ cận cho mắt có giác mạc mỏng quá sẽ không có hiệu quả tốt. Vì sau khi mổ xong độ dày giác mạc không bảo đảm được mức độ an toàn.
Tuy nhiên ngoài phương pháp trên, vẫn còn nhiều cách khác để bạn cải thiện thị lực. Hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để có lựa chọn phù hợp giúp lấy lại thị lực nhé.
3.6 Không được bị các bệnh lý tự miễn
Những người mắc Lupus, viêm khớp, xơ cứng,… không nên phẫu thuật cận thị. Vì vết mổ ở mắt sẽ có thể khó lành và để lại biến chứng về sau. Cuối cùng thị lực sau phẫu thuật cũng khó có thể được như mong muốn. Không gì tốt hơn khi có một sức khỏe tốt và một hệ miễn dịch ổn định để phẫu thuật.
3.7 Tránh đối tượng phụ nữ mang thai và cho con bú
Không nên phẫu thuật mắt nếu bạn thuộc nhóm đang mang thai hoặc đang cho con bú. Vì khi có bầu và cho con bú cơ thể bạn dễ mỏi mệt khó có đủ sức để đảm bảo phẫu thuật. Ngoài ra, sự thay đổi của nội tiết tố cũng làm mắt tăng độ tạm thời.
Phẫu thuật cận thị trước khi bạn mang thai 3 tháng hoặc sau khi cai sữa cho bé 3 tháng.
4. Phẫu thuật xong có tái cận lại không ?
Hiện nay có rất nhiều phương pháp phẫu thuật tân tiến và đem lại hiệu quả cao. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm mắt sẽ khó có thể tái cận lại nếu bạn chăm sóc tốt sau mổ cận. Tuy nhiên vẫn có một số nhỏ bị tái cận sau phẫu thuật. Vậy những nguyên nhân nào khiến tái cận trở lại?
– Đến từ sự chủ quan trong lối sống sinh hoạt thường ngày khi không theo dõi và khám mắt theo định kỳ.
– Lý do có thể đến từ thủy tinh thể.
– Trước khi phẫu thuật không nắm được sự tăng giảm độ cận của mắt.
– Ảnh hưởng từ cấu trúc mắt: hốc mắt hơi hẹp, độ cong giác mạc hơi cao hoặc thấp quá .
– Phải khám mắt định kỳ để có sự điều chỉnh và chăm sóc tốt cho mổ mắt cận.
Hy vọng những thông tin sẽ giúp bạn có câu trả lời cho việc cận thị bao nhiêu độ thì mổ được. Đừng quá lo lắng, nếu bạn cần tư vấn thêm hãy nhắn ngay cho Thu Cúc TCI bạn nhé.