Bé bị nổi mẩn đỏ quanh mắt khiến nhiều bố mẹ lo lắng bởi đây là khu vực dễ bị tổn thương và ảnh hưởng đến cuộc sống của bé. Bài viết dưới đây giúp bố mẹ có thêm kiến thức về hiện tượng trẻ bị nổi mẩn xung quanh vùng mắt, từ đó có cách điều trị phù hợp.
Menu xem nhanh:
1. Trẻ bị nổi mẩn quanh mắt do mắc các bệnh lý
1.1 Trẻ bị nổi mẩn dị ứng nổi mề đay
Trẻ sơ sinh chưa thích ứng kịp với sự thay đổi môi trường từ bụng mẹ ra bên ngoài. Do đó, nhiều tác nhân mới có thể khiến hệ miễn dịch chưa thể nhận diện được, sinh ra phản ứng và một trong số đó là nổi mề đay.
Đặc điểm dễ nhận thấy nhất của nổi mề đay là các nốt phát ban trên da bé. Chúng sẽ xuất hiện thành từng mảng hoặc từng nốt mẩn nhỏ. Các nốt ban này có thể sưng nhẹ, màu đỏ hoặc hồng.
Mẩn đỏ hình thành do dị ứng nổi mề đay, thường nổi ở một vùng da cụ thể trên cơ thể của trẻ như quanh mắt, sau đó lan ra khu vực cánh tay, ngực, lưng,…
Tuy nhiên mẹ cũng đừng nên lo lắng quá vì mề đay thông thường sẽ tự khỏi sau vài giờ hoặc vài ngày. Nếu sau 3-5 ngày, tình trạng nổi mề đay trên da trẻ có dấu hiệu lan rộng, làm bé khó chịu, bé thường xuyên bỏ bú, quấy khóc nhiều, thì mẹ hãy đưa bé đến cơ sở y tế để tìm hiểu nguyên nhân và tiến hành điều trị.
1.2 Bé bị nổi mẩn đỏ quanh mắt do mụn sữa
Mụn sữa là tình trạng thường gặp ở bất cứ trẻ sơ sinh trong vòng khoảng 3 tháng đầu. Tình trạng này xảy ra là do cơ thể bé đang thích ứng dần với môi trường bên ngoài, tuyến bã nhờn trên da đang học cách để bài tiết.
Mụn sữa sẽ tự biến mất trong khoảng thời gian vài tuần đến vài tháng mà không cần điều trị sâu. Tuy nhiên, khi trẻ bị nổi mẩn do mụn sữa bố mẹ cần lưu ý:
– Thực hiện lau người cho bé bằng nước muối ấm để giúp cơ thể bé sạch sẽ, loại bỏ vi khuẩn.
– Chọn quần áo có chất vải nhẹ, thoáng mát cho bé mặc và thay thường xuyên.
– Tuyệt đối không được ủ bé quá nhiều quần áo hoặc chăn gây nóng làm mồ hôi tiết ra nhiều hơn.
1.3 Rôm sảy khiến trẻ bị nổi mẩn quanh mắt
Rôm sảy có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ sơ sinh. Rôm sảy là tình trạng mẩn đỏ gây ra cảm giác gai, ngứa, khó chịu cho bé, được hình thành do các ống dẫn mồ hôi của trẻ bị bít tắc. Bệnh sẽ khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh mắt đồng thời nhiều vùng da khác trên cơ thể.
Để khắc phục tình trạng trẻ bị rôm sảy này, mẹ nên thường xuyên vệ sinh người cho bé, không để mồ hôi, bã nhờn tích tụ trên da trẻ. Bên cạnh đó, bố mẹ phải giữ phòng của bé thông thoáng khí, sạch sẽ, nhiệt độ vừa đủ. Mẹ đang trong quá trình cho con bú không nên ăn các loại thực phẩm có tính nóng như mít, vải, sầu riêng, hoặc đồ chiên, nhiều dầu mỡ… sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa cho bé.
1.4 Bé bị nổi mẩn đỏ xung quanh mắt do nhiệt
Thời tiết nắng nóng hoặc bé bị sốt phát ban có thể gây kích ứng, làm da trẻ bị nổi vết đỏ, có thể kèm đầu mủ li ti. Mẩn đỏ do nhiệt có thể xuất hiện trên khắp cơ thể bé, trong đó có vùng da xung quanh mắt. Hiện tượng này sẽ tự biến mất sau vài ngày nếu trẻ được hạ nhiệt và chăm sóc đúng cách. Thêm vào đó, mẹ nên lưu ý đeo bao tay cho con để tránh cào, gãi gây xước da, làm vỡ các nốt mẩn đỏ này.
1.5 Trẻ bị chàm sữa
Chàm sữa là bệnh lý xuất hiện ở những trẻ có cơ địa bị dị ứng, viêm da mạn tính. Bệnh này thường gặp ở các bé trong độ từ 2-24 tháng tuổi. Bệnh sẽ gây tình trạng nổi mẩn đỏ quanh mắt.
Giai đoạn đầu, các vết nổi mẩn có màu đỏ, có bọng nước. Sau khi bọng nước chuyển mủ sẽ căng và vỡ ra, tạo thành vảy tiết. Vùng da này bị dày sừng, khô, bong tróc và đây là giai đoạn mạn tính của bệnh.
Hiện chưa có phương pháp điều trị triệt để bệnh chàm, chỉ có cách để kiểm soát triệu chứng và hạn chế tái phát. Điển hình là trẻ cần tránh những thực phẩm dễ gây kích ứng như hải sản, bơ đậu phộng,… vào cơ thể. Để hạn chế tổn thương do chàm gây ra, bố mẹ nên đưa bé đi khám để được tư vấn về phác đồ điều trị, kiểm soát tái phát một cách tốt nhất.
2. Bé bị nổi mẩn đỏ xung quanh mắt do cách chăm sóc không đúng
Ngoài bệnh lý, còn một số thói quen không tốt hoặc cách chăm sóc không đúng của phụ huynh khiến trẻ bị nổi mẩn ở vùng da xung quanh mắt như là:
– Thói quen vệ sinh da không đảm bảo: da của trẻ nhỏ vốn đã mỏng manh, đặc biệt là vùng da quanh mắt là một trong những vùng da mỏng nhất trên cơ thể bé. Nếu bố mẹ hoặc người chăm sóc vô tình vệ sinh da không đảm bảo như dùng nhầm khăn để lau mặt cho bé sẽ khiến vùng da này nhanh chóng bị kích ứng nổi mẩn đỏ.
– Do chà xát mạnh: khi mắt trẻ bị dính khói bụi, lông động vật, hoặc bé cảm thấy khó chịu mà đưa tay lên dụi mắt. Tuy nhiên, do trẻ còn nhỏ nên chưa nhận thức rõ ràng để kiểm soát lực tốt. Việc này vô tình chà xát mạnh, liên tục lên vùng mắt khiến mắt bị tổn thương và nổi mẩn đỏ.
3. Cách chăm sóc trẻ bị nổi mẩn quanh mắt
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cũng như là cơ địa để có thể lựa chọn phương pháp điều trị sao cho phù hợp. Có một vài cách để điều trị nổi mẩn đỏ xung quanh mắt trẻ em như sau:
– Mẹo chữa tại nhà: sẽ áp dụng với những trường hợp nổi mẩn đỏ quanh mắt cấp tính, ở mức độ nhẹ. Mẹ có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như khoai tây, nha đam, mật ong,… để chữa trị cho trẻ. Những thực phẩm này có tính mát, giúp xoa dịu cảm giác ngứa ngáy, nóng rát, đồng thời diệt khuẩn giúp mẩn đỏ nhanh lặn hơn. Bên cạnh đó, các mẹ có thể sử dụng nước muối loãng, giúp loại bỏ vi khuẩn quanh mắt tránh nhiễm trùng.
– Điều trị mẩn đỏ quanh mắt bằng thuốc kháng sinh: các bác sĩ chuyên khoa thường chỉ định các loại thuốc chống dị ứng, thuốc kháng sinh và nước muối vệ sinh mắt cho trẻ.
– Bên cạnh các biện pháp điều trị, bố mẹ cần lưu ý trong sinh hoạt để giúp trẻ nhanh lành và hạn chế biến chứng, điển hình là: không để bé dụi, gãi lên vùng da quanh mắt, vệ sinh mắt và vùng da quanh mắt một cách thường xuyên, không cho bé ăn các loại thực phẩm cay nóng,… Khi đi ra ngoài, mẹ nên cho trẻ đeo kính râm tránh cho vùng da mắt đang bị mẩn đỏ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Đa số trường hợp bé bị nổi mẩn đỏ xung quanh mắt thường không gây nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, mẹ không nên chủ quan vì mắt có ảnh hưởng rất lớn đến mọi hoạt động hàng ngày của trẻ. Do đó,, khi xuất hiện mẩn đỏ xung quanh vùng da mắt, phụ huynh nên đưa bé đi khám sớm để điều trị dứt điểm.