Để có được câu trả lời cho câu hỏi, bé bị cúm A bao lâu thì khỏi, trước tiên cha mẹ cần hiểu rõ về bệnh cúm A cũng như các triệu chứng cùng tình trạng bệnh hiện tại của con. Bởi phụ thuộc vào mức độ trẻ mắc virus cúm A nặng hay nhẹ mà thời gian khỏi bệnh cũng khác nhau.
Menu xem nhanh:
1. Cúm A nguy hiểm như thế nào đối với trẻ nhỏ?
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính rất dễ mắc ở trẻ nhỏ, đặc biệt với những trẻ dưới 5 tuổi. Virus cúm A có tốc độ lây lan rất nhanh và dễ phát triển thành dịch do loại virus này có thể tồn tại lâu trong không khí và trên các bề mặt lên tới 48 giờ.
Trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc cúm A nhiều nhất, phổ biến thường ở những trẻ dưới 5 tuổi. Nguyên nhân được xác định là do trẻ chưa biết tự bảo vệ mình khi tiếp xúc với mọi người và môi trường xung quanh, trẻ cũng được xác định là có hệ miễn dịch kém và con chưa được tiêm vacxin phòng bệnh đầy đủ nên vào thời điểm dịch bệnh bùng phát trẻ thường là đối tượng đầu tiên mắc bệnh.
Cũng như người lớn, virus cúm A ở trẻ thường lây từ người lành sang người bệnh khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện… hoặc trẻ thường có thói quen ngậm đồ chơi, cho chân tay vào miệng cũng đều tạo điều kiện là cho virus lây lan và tăng nguy cơ mắc bệnh.
Trong tất cả các bệnh cúm mùa thì cúm A là bệnh lý nguy hiểm nhất. Trên thế giới đã từng ghi nhận hàng trăm nghìn trường hợp tử vong do bệnh gây ra những biến chứng như: viêm phổi, viêm tai giữa, viêm cơ tim, viêm não, hen phế quản …. Vì thế khi trẻ được xác định mắc cúm A, cha mẹ hoặc người chăm sóc nên cho trẻ tới bệnh viện để con được thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
2. Trẻ mắc cúm A nên được chăm sóc và điều trị như thế nào?
Để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh ở trẻ được tốt hơn, cha mẹ nên kết hợp điều trị tại nhà và chăm sóc trẻ theo hướng dẫn sau:
2.1 Điều trị cúm A ở trẻ
Có khuyến cáo cho rằng, cúm A có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên với đối tượng trẻ nhỏ bệnh thường có xu hướng tiến triển nhanh và dễ gây ra biến chứng nên khi phát hiện trẻ bị cúm A cha mẹ nên đưa con tới các cơ sở y tế để được kiểm tra.
Lúc này nếu bệnh ở giai đoạn nhẹ, bác sĩ sẽ thăm khám và kê thuốc về điều trị tại nhà. Thuốc sử dụng trong điều trị cúm A thường là thuốc kháng virus, giúp ngăn chặn hiệu quả sự tấn công của virus cúm A để bé nhanh chóng khỏi bệnh. Những loại thuốc này có tác dụng giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh và rút ngắn thời gian nhiễm bệnh. Ngược lại với trường hợp trẻ mắc cúm A nặng con sẽ được chỉ định nhập viện điều trị để giảm thiểu tối đa những biến chứng không đáng có.
Cha mẹ cần lưu ý rằng, dù điều trị theo bất cứ hình thức nào trẻ mắc virus cúm A cũng nên thực hiện theo đúng tư vấn của bác sĩ chuyên môn để bệnh ở trẻ nhỏ sớm được thuyên giảm.
2.2 Chăm sóc trẻ mắc cúm A như thế nào?
Một chế độ chăm sóc hợp lý cũng hỗ trợ quá trình điều trị bệnh ở trẻ được tốt hơn rất nhiều. Vì thế cha mẹ cần lưu ý một vài vấn đề sau:
– Dùng thuốc đúng và đủ: Với những loại thuốc trẻ được bác sĩ kê đơn, cha mẹ nên cho trẻ dùng đúng và đủ liều lượng, không tự ý tăng hoặc giảm liều.
– Cách lý trẻ: Trẻ mắc cúm A nên được cách ly nằm phòng riêng để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm chéo. phòng chăm sóc trẻ nên thoáng khí, để bé cảm thấy dễ chịu.
– Hạn chế tiếp xúc: Trong thời gian con mắc bệnh cha mẹ nên hạn chế tối đa để người lớn tiếp xúc với trẻ. Việc này có thể làm chậm tiến trình hồi phục sức khỏe ở trẻ do gia tăng nguy cơ lây nhiễm chéo.
– Chế độ ăn đủ chất: Trẻ mắc cúm A con thường có xu hướng chán ăn hoặc bỏ ăn. Nếu trẻ còn đang bú mẹ trong thời điểm này mẹ nên cho bú bé làm nhiều cữ trong ngày. Bên cạnh đó để chất lượng sữa được nâng cao, mẹ nên bổ sung nhiều các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng từ thịt, cá, trứng, sữa, phô mai, hoa quả tươi trong bữa ăn hàng ngày. Còn với những trẻ đã có thể ăn được cơm, mẹ nên cho bé ăn cháo, súp, canh hoặc đồ hầm nhiều. Bởi những món ăn này hỗ trợ hệ tiêu hóa rất tốt cho bé đồng thời giúp bé dễ ăn hơn.
– Chú ý tới vấn đề vệ sinh: Không chỉ trong thời gian mắc bệnh trẻ mới cần chú ý tới vấn đề vệ sinh mà bình thường cha mẹ cũng cần vệ sinh sạch sẽ cho con để giảm nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm từ vi khuẩn, virus. Còn trong thời gian con mắc cúm A, mẹ lưu ý hàng ngày nên vệ sinh cho con bằng nước muối phần mũi và họng để loại bỏ đờm, dãi giúp trẻ thông thoáng đường thở. Khi trẻ ra ngoài về con cần được vệ sinh chân tay sạch sẽ với xà phòng để loại bỏ vi khuẩn. Trong thời gian con cúm A bé vẫn cần được tắm rửa, tuy nhiên nên vệ sinh trong phòng kín gió với nước ấm và tắm không quá 10 phút để đảm bảo trẻ không bị cảm lạnh.
3. Bé bị cúm A bao lâu thì khỏi?
Thực tế thì thời gian khỏi bệnh cúm A ở trẻ sẽ phụ thuộc sức đề kháng, hệ miễn dịch và cách chăm sóc của từng gia đình. Thông thường, cúm A ở trẻ sẽ khỏi sau 1 – 2 tuần, tuy nhiên những vấn đề như chảy nước mũi, ho, người mệt mỏi thì có thể kéo dài từ 15 tới 20 ngày. Mặc dù lúc này tình trạng sức khỏe của trẻ đã ổn định hơn nhưng cha mẹ vẫn chú ý nhiều hơn trong cách chăm sóc để con sớm được khỏe mạnh hoàn toàn.
Hy vọng khi đã có được câu trả lời bé bị cúm A bao lâu thì khỏi, cha mẹ đã có cho mình những kiến thức cơ bản về bệnh cúm A để chăm sóc con được hợp lý hơn.