Nhiều người biết rằng béo phì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như huyết áp cao, bệnh mạch vành, tiểu đường type 2, rối loạn mỡ máu, ung thư,… Tuy nhiên không phải ai cũng biết béo phì có thể gây tác động xấu lên bệnh hen.
Menu xem nhanh:
1. Mối liên hệ giữa béo phì và bệnh hen
Theo một vài nghiên cứu ở Mỹ, những người béo phì mắc bệnh hen thường khó kiểm soát triệu chứng hen, thường phải nhập viện nhiều hơn bệnh nhân hen không béo phì đến 5 lần và chất lượng cuộc sống cũng giảm hẳn. Thống kê cho thấy, 75% những bệnh nhân hen phải cấp cứu là người béo phì. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nếu bệnh nhân hen béo phì giảm được cân nặng thì triệu chứng hen cũng giảm rõ rệt, ít phải dùng thuốc và nhập viện hơn, chức năng hô hấp cũng được cải thiện đáng kể. Các nghiên cứu cũng nhận thấy bệnh nhân béo phì có triệu chứng cải thiện rõ rệt khi giảm cân, ít phải dùng thuốc và nhập viện hơn, chức năng hô hấp cũng tốt hơn. Như vậy có thể kết luận rằng có sự liên quan trực tiếp giữa béo phì và bệnh hen.
2. Cơ chế tác động của béo phì lên bệnh hen
2.1. Béo phì ảnh hưởng lên chức năng hô hấp
Béo phì khiến khối lượng mỡ ở thành ngực và bụng tăng lên, làm giảm tính đàn hồi của thành ngực và phổi, khiến giảm dung lượng cặn cơ năng, giảm thể tích dự trữ thở ra (ERV), các cơ trơn bao quanh phế quản trở nên ngắn đi.
Người béo phì thường thở nhanh hơn người bình thường nên thể tích khí lưu thông cũng nhỏ lại. Trong cơn hen, bẫy khí ở người béo phì tăng nhiều hơn so với người không mắc bệnh béo phì.
Bên cạnh đó, béo phì cũng hạn chế sự phát triển của phổi và đường thở, vì thế ở trẻ béo phì phổi kém phát triển hơn và chức năng hô hấp cũng kém hơn.
2.2. Béo phì làm tăng phản ứng viêm
Người béo phì thường gặp tình trạng viêm hệ thống mức độ thấp ngay khi không có yếu tố kích phát gây viêm. Khi gặp tình trạng này, trong máu sẽ xuất hiện bạch cầu, cytokine, thụ thể cytokine, chemokin. Người béo phì thường gặp những bệnh như tiểu đường type 2, xơ vữa động mạch,… và các bệnh này đều có liên quan đến tình trạng viêm hệ thống này.
Mô mỡ cũng chứa leptin, adiponectin,và plasminogen activator inhibitor-1. Đẩy là những chất góp phần vào sự tăng tính đáp ứng của đường thở. Thực nghiệm cho thấy leptin có thể kích thích họat động của các tế bào nuôi (mast cell) vì thế làm tăng tính đáp ứng của đường thở đối với các chất gây dị ứng.
2.3. Người béo phì giảm cân sẽ cải thiện các triệu chứng hen suyễn
Mặc dù còn nhiều tranh cãi xoay quanh các cơ chế trên nhưng đa phần giới chuyên môn đều đồng ý rằng người béo phì nếu giảm được cân nặng thì sẽ cải thiện rõ rệt các triệu chứng của bệnh hen. Vì thế, giảm cân là phần quan trọng đối với bệnh nhân hen. Nhưng nếu tập luyện để giảm cân nếu không đúng cách có thể kích phát cơn hen. Do đó, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn kỹ cách ngăn chặn, xử lý khi lên cơn hen và có chế độ tập luyện phù hợp đúng cách.