Menu xem nhanh:
Áp xe phổi là gì?
Áp xe phổi là có dạng một hang hình tròn có bờ rõ, thành dày, trong phổi, bên trong chứa dịch mủ được tạo thành do quá trình viêm mủ và hoại tử của vùng nhu mô phổi bị tổn thương. Áp xe phổi thường phát triển trên vùng phổi bị viêm mà không được điều trị tốt, như bệnh viêm phổi khiến phổi bị tổn thương, gây viêm nhiễm cấp tính dễ gây áp xe phổi.
Áp xe phổi thường gôm 2 loại:
- Áp xe phổi nguyên phát: xảy ra ở trẻ khỏe mạnh, phổi bình thường.
- Áp xe phổi thứ phát: xảy ra ở trẻ có bất thường phổi bẩm sinh hoặc mắc phải như sau viêm phổi, biến chứng sau phẫu thuật.
Đối tượng dễ bị áp xe phổi?
Áp xe phổi có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở những người bị rối loạn cơ chế bảo vệ của phổi, người bị suy giảm miễn dịch và thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi. Các yếu tố dễ gây áp xe phổi như: trẻ bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh, dị tật lồng ngực, dị tật phổi bẩm sinh, chấn thương lồng ngực, dị thật đường thở bỏ quên,…
Nguyên nhân gây áp xe phổi
Nguyên nhân chính gây áp xe phổi là do vi khuẩn. Vi khuẩn xâm nhập vào theo đường phế quản, theo đường máu, do viêm phổi hay xâm nhập qua cơ hoành. Vi khuẩn thường gặp là phế cầu khuẩn, tụ cầu, liên cầu khuẩn,…
Nhận biết dấu hiệu áp xe phổi ở trẻ em
Các dấu hiệu và triệu chứng áp xe phổi ở trẻ em thường gặp như:
- Ho: ho dai dẳng hoặc ho dữ dội
- Sốt: có thể sốt cao lên 39-40 độ C
- Đau, tức ngực
- Nôn ra mủ hoặc ho ra máu
- Mệt mỏi, sụt cân
- Khi thăm khám thấy di động lồng ngực giảm, giảm phế âm. X-quang ngực có thể thấy một ổ mủ, thành dày trong phổi. Siêu âm và CT scan có thể định vị được vị trí tổn thương, vị trú cư trú áp xe phổi và mức độ áp xe phổi ở trẻ.
Biến chứng nguy hiểm do áp xe phổi gây ra cho trẻ
Áp xe phổi có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm mủ màng phổi, viêm mủ màng tim do vỡ ổ áp xe; áp xe não, viêm màng não; giãn phế quản quanh ổ áp xe; nấm phổi; bệnh nhân suy kiệt thậm chí tử vong nên cần được xử trí kịp thời.
Áp xe phổi khi nào cần phẫu thuật?
Không phải áp xe phổi nào cũng cần phẫu thuật. Có rất nhiều trường hợp áp xe phổi vẫn có thể điểu trị khỏi bằng nội khoa. Điều này tùy thuộc vào tình hình, mức độ của ổ áp xe phổi ở trẻ và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa nhưng cần phải thật khẩn trương và điều trị ở những cơ uy tín.
Điều trị nội khoa: thường chọn lựa kháng sinh dựa theo kinh nghiệm và trên nền bệnh của bệnh nhân. Thời gian điều trị là lâu dài và thường phải tính bằng tuần: thường 6-8 tuần, trong đó ít nhất 2 tuần bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch. Các kháng sinh thường dùng là ampicillin, cloxacillin, flucloxacillin hoặc gentamicin.
Điều trị ngoại khoa: cần được cân nhắc trong các trường hợp ổ áp xe phổi lớn, đặc biệt khi có liên quan đến ho ra máu, các bệnh lý lâm sàng diễn tiến nặng hơn mặc dù điều trị bằng kháng sinh thích hợp. Điều này cần căn cứ vào chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Trên đây là những thông tin tham khảo để ba mẹ hiểu hơn về những nguy hiểm của bệnh áp xe phổi cũng như giải đáp thắc mắc rằng áp xe phổi ở trẻ em khi nào cần phẫu thuật. Để tìm hiểu phương pháp khám và điều trị cho trẻ tại Thu Cúc,