Đau dạ dày là bệnh lý ngày càng phổ biến và có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Có thể nói đây là loại bệnh gây ra rất nhiều ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Vậy ăn gì khi bị đau dạ dày, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.
Menu xem nhanh:
1. Ăn gì khi đau dạ dày?
1.1. Trái cây
Trái cây là nguồn dinh dưỡng chứa nhiều vitamin và khoáng chất cho người bệnh đau dạ dày. Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ dồi dào trong trái cây sẽ giúp tiêu hóa hoạt động tốt, ngăn ngừa bệnh táo bón, đầy bụng, khó tiêu,…
Khi cơ thể người bệnh được cung cấp đầy đủ vitamin cần thiết, sức đề kháng cũng sẽ được nâng cao hơn. Từ đó các tế bào niêm mạc dạ dày cũng sẽ được bảo vệ trước tác nhân gây hại, giảm lượng axit dạ dày gây ra những cơn đau dạ dày.
Tuy nhiên người bệnh nên tránh những loại trái cây có tính axit cao như dứa, cam, cóc, chanh, quýt, khế,…
1.2. Nên ăn rau xanh khi đau dạ dày
Rau xanh là nguồn cung cấp đủ các dưỡng chất, từ vitamin, chất khoáng đến chất xơ,… Ăn nhiều rau xanh rất tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là đối với người bệnh bị đau dạ dày.
Chất xơ trong rau xanh sẽ giúp quá trình tiêu hóa hoạt động tốt hơn, các chất dư thừa được đào thải triệt để, ngăn ngừa các vấn đề như tiêu chảy, táo bón, chướng bụng,… Từ đó cũng ngăn chặn được tình trạng đau dạ dày tái phát.
1.3. Protein từ thịt, cá nạc
Đau dạ dày nên ăn nguồn protein từ các loại thịt, cá nạc như cá hồi, thịt bò, thịt lợn nạc, đậu phụ, trứng, sữa,… Bên cạnh đó bạn thể thay đổi nguồn protein bằng đạm từ thực vật có nhiều trong các loại đậu, ngũ cốc, hạt,… cũng rất tốt cho sức khỏe người đau dạ dày.
Chế độ ăn cho người đau dạ dày nên hạn chế chất béo động vật và bổ sung protein từ cá, hải sản.
1.4. Ăn sữa chua
Trong sữa chua chứa rất nhiều lợi khuẩn probiotic, men vi sinh có lợi cho đường ruột, giúp ngăn chặn những vi khuẩn có hại xâm nhập, từ đó tăng sức đề kháng, hỗ trợ hệ tiêu hóa luôn khỏe. Theo nhiều nghiên cứu, sữa chua có thể giúp tăng cường lớp bảo vệ cho bề mặt niêm mạc dạ dày, hạn chế cơn đau dạ dày tái phát.
1.5. Bánh mì, ngũ cốc
Bánh mì và ngũ cốc đều là cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe như protein, sắt, canxi, chất khoáng,…Bên cạnh đó khi đau dạ dày ăn bánh mì sẽ giúp thấm hút lượng axit dạ dày dư thừa, từ đó bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày và đồng thời ngăn ngừa cơn đau khó chịu xảy ra.
1.6. Thực phẩm giàu vitamin A
Vitamin A không những có tác dụng tốt với sức khỏe đôi mắt mà còn giúp kích thích tăng sản sinh chất nhầy trong dạ dày, bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày thực quản. Người bệnh có thể bổ sung những thực phẩm dồi dào vitamin A như ớt chuông, cà rốt, bí đỏ,…
2. Nguyên tắc ăn uống trong quá trình điều trị bệnh đau dạ dày
2.1. Ăn uống điều độ
Theo nghiên cứu ăn uống điều độ đúng giờ sẽ hỗ trợ bài tiết tuyến tiêu hóa tốt. Người bệnh đau dạ dày nên tránh ăn các thực phẩm ngâm muối như dưa, cà, mắm, cá khô… Thực phẩm chứa nhiều muối nitrat cũng gây áp lực cho dạ dày hơn trong lúc tiêu hóa thức ăn.
2.2. Chất lượng bữa ăn
Người bệnh nên ăn đầy đủ 3 bữa/ngày và ăn đúng giờ. Tuyệt đối không nên để dạ dày quá đói hoặc quá no, vì lúc này các acid trong dạ dày sẽ tiết ra nhiều, gây ra tình trạng đau và khó chịu bụng.
2.3. Ăn nhai chậm kỹ giảm bớt gánh nặng cho dạ dày
Khi ăn bạn nên nhai kỹ, quá trình nhai nước bọt cũng sẽ tiết ra nhiều hơn. Điều này mang lại rất nhiều lợi ích cho việc bảo vệ sức khỏe niêm mạc dạ dày.
2.4. Ăn ít thực phẩm chiên xào dầu mỡ
Bởi các loại thực phẩm này không dễ tiêu nên sẽ gây áp lực cho đường tiêu hóa. Đặc biệt nếu ăn nhiều có thể khiến máu nhiễm mỡ không tốt cho sức khỏe lắm đâu. Do vậy, người bị đau dạ dày nên hạn chế tuyệt đối loại thực phẩm này.
2.5. Hạn chế đồ ăn sống
Đồ ăn sống có thể gây kích thích khá mạnh đối với niêm mạc đường tiêu hóa, nhất là đối với niêm mạc dạ dày nên từ đó dễ gây ra tình trạng tiêu chảy hoặc nhiễm trùng dạ dày.
2.6. Tránh các chất kích thích
Người bệnh tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích, đặc biệt là hút thuốc lá bởi vì nó khiến mạch máu hệ tiêu hóa bị co lại, gây ảnh hưởng tới việc cung cấp máu cho tế bào dạ dày, khiến cho sức đề kháng dạ dày bị giảm thiểu đi rất nhiều. Bên cạnh đó người bệnh cũng nên uống ít rượu, bia, hạn chế ăn các món cay như ớt, hạt tiêu.. để bảo vệ dạ dày.
2.7. Bổ sung vitamin C
Vitamin C có tác dụng bảo vệ dạ dày nếu bạn biết cách sử dụng. Duy trì sử dụng hàm lượng vitamin C với hàm lượng đúng có thể tăng cường sức đề kháng cho dạ dày. Tốt hơn hết người bệnh nên bổ sung vitamin C từ các loại rau củ quả.
2.8. Uống nước đúng cách
Thời điểm uống nước tốt nhất dành cho người đau dạ dày đó là lúc ngủ dậy vào sáng sớm và trước bữa ăn một giờ đồng hồ. Không nên uống nước sau bữa ăn bởi nó sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, dễ xảy ra tình trạng đau hơn. Do vậy tốt hơn hết người bệnh đau dạ dày nên uống nước vào lúc sáng sớm.
Mong rằng những chia sẻ trong bài viết trên đã giúp bạn đọc giải đáp được câu hỏi “Ăn gì khi đau dạ dày”. Bệnh đau dạ dày rất dễ tái phát nên người bệnh nên lưu ý kĩ về chế độ ăn hằng ngày của mình. Đặc biệt là nên thường xuyên thăm khám định kỳ để bệnh không nghiêm trọng hơn nhé.