Ăn gì chữa bệnh dạ dày là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Vậy, ăn gì chữa bệnh dạ dày? Cùng tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Các bệnh dạ dày thường gặp
Áp lực từ công việc, căng thẳng trong cuộc sống, chế độ ăn uống bất hợp lý, đều có ảnh hưởng lớn đến khả năng hoạt động tự nhiên của cơ thể, gây ra các bệnh về dạ dày. Các bệnh dạ dày thường gặp gồm:
-Viêm loét dạ dày – tá tràng
-Trào ngược dạ dày – thực quản
-Hội chứng ruột kích thích
-Xuất huyết dạ dày
Các bệnh về dạ dày không chỉ gây đau đớn, khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt, sức khỏe của người bệnh mà còn có thể cướp đi tính mạng của người bệnh. Do đó, chúng ta không được chủ quan với các bệnh lý về dạ dày. Khi có biểu hiện bệnh cần chủ động đi khám càng sớm càng tốt, thực hiện điều trị theo chỉ định của bác sĩ đồng thời điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện cho phù hợp.
2. Ăn gì chữa bệnh dạ dày?
Những thực phẩm có thể giúp chữa bệnh dạ dày gồm:
2.1. Chuối
Chuối là loại quả rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân đau dạ dày bởi:
– Ăn chuối giúp trung hòa hàm lượng acid trong dịch dạ dày, giảm sưng viêm niêm mạc dạ dày.
– Giảm nguy cơ viêm tấy, sưng phồng dạ dày và đường ruột.
– Kali có trong chuối giúp cân bằng nước, huyết áp và bảo vệ mạch máu.
– Cung cấp chất pectin – dạng chất xơ hòa tan giúp đẩy lùi các triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy hoặc táo bón đi cùng với đau dạ dày.
2.2. Nhóm các thực phẩm khô
Bệnh nhân có thể sử dụng những thực phẩm khô như gạo lứt, nếp lứt, các loại đậu, bắp, hạt điều, hạt bí nguyên hạt, mè,…
Những loại hạt khô này chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu chất xơ, chất khoáng và các Vitamin nhóm B. Từ đó giúp nhu động ruột thực hiện chuyển hóa các chất và tiêu hóa thức ăn.
Bên cạnh đó, trong hạt khô chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt, có tác dụng bảo vệ lớp màng niêm mạc của dạ dày. Ngoài ra, chế độ ăn lành mạnh với các loại hạt này giúp ngăn ngừa chứng rối loạn tiêu hóa và đau, viêm loét dạ dày.
2.3. Táo
Táo là một loại quả hiệu quả cao trong thúc đẩy tiêu hóa, giảm triệu chứng đau dạ dày, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
Táo có công dụng rất tốt cho những bệnh nhân đau dạ dày đi kèm với táo bón, giúp giảm tình trạng quá tải cho dạ dày khi làm việc quá sức cùng với tổn thương sẵn có. Một ly sinh tố táo hàng ngày sẽ nhanh chóng cải thiện bệnh đau dạ dày của bạn đó.
2.4. Bánh mì nướng
Bánh mì là thực phẩm tốt mà bệnh nhân đau dạ dày nên bổ sung. Bởi nó có tác dụng cân bằng acid dạ dày, giảm viêm sưng và tạo cảm giác dễ chịu hơn. Tuy nhiên, bánh mì đi kèm với bơ, mứt, sữa ngọt,… chứa lượng chất béo lớn lại không giúp dạ dày của bạn hoạt động tốt hơn.
2.5. Gừng
Bạn có thể thêm gừng vào thực phẩm chế biến hằng ngày hoặc uống một ly trà gừng. Hệ tiêu hóa của bạn sẽ được cải thiện đáng kể. Đặc biệt ở những người bị đau dạ dày, đây là cách đơn giản để giảm đau cũng như giảm triệu chứng khó tiêu, đầy hơi.
2.6. Nước dừa
Nước dừa chứa hàm lượng lớn các loại ion khoáng chất như Mg, Ca, Ka,… Những chất khoáng này có lợi cho sức khỏe, nhất là bệnh nhân đau dạ dày sẽ nhanh chóng cải thiện được triệu chứng, giảm vấn đề về tiết niệu cũng như hoạt động của vi khuẩn.
2.7. Sữa chua
Sữa chua chứa hàm lượng lớn probiotic, có tác dụng tăng cường và cải thiện hoạt động của hệ đường ruột. Ăn sữa chua mỗi ngày giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại, sản sinh lactase để cải thiện chức năng tiêu hóa,…
2.8. Đậu bắp
Đậu bắp là loại quả có tác dụng tốt trong bảo vệ và chăm sóc sức khỏe dạ dày. Trong đậu bắp chứa nhiều chất tốt như Vitamin B, C, E, Carotene, pectin,,… giúp nhanh chóng phục hồi tổn thương dạ dày.
Đặc biệt, chất nhầy trong đậu bắp sẽ giúp bảo vệ vết viêm loét, tổn thương. Từ đó, tạo tình trạng đau dạ dày được cải thiện tốt hơn.
3. Lưu ý việc ăn đúng cách cho người đau dạ dày
Bên cạnh chế độ ăn phù hợp với tình trạng bệnh thì việc ăn đúng cách cũng là yếu tố rất quan trọng góp phần cải thiện tình trạng bệnh:
– Đồ ăn nên thái nhỏ, nấu chín kỹ, mềm sẽ làm giảm áp lực hoạt động cho dạ dày. Luộc, hấp hay om kỹ thức ăn sẽ giúp cho người bệnh dễ tiêu hóa và dễ hấp thu hơn các món chiên, xào, rán.
– Ăn chậm và nhai kỹ để giúp gia tăng sự bài tiết của nước bọt để trung hòa tính axit trong dạ dày. Tránh việc ăn quá no trong một bữa. Thay vào đó bạn nên chia các bữa ăn thành nhiều lần nhỏ trong một ngày để giúp dạ dày thường xuyên có thức ăn trung hòa được acid.
– Nên dùng thức ăn ấm khoảng 40-50 độ C giúp cho việc tiêu hóa cũng như hấp thu tốt hơn. Đồ ăn quá lạnh hay quá nóng đều sẽ làm dạ dày co bóp mạnh hơn có ảnh hưởng xấu tới dạ dày.
– Đặc biệt, sau ăn bạn không nên vận động mạnh hay chạy nhảy ngay.
Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về thắc mắc ” Ăn gì chữa bệnh dạ dày?” Bên cạnh chế độ dinh dưỡng tốt, hợp lý, người bệnh dạ dày cần chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động trơn tru hơn. Tâm lý đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh. Căng thẳng – stress kéo dài là một trong những nguyên nhân gây bệnh dạ dày. Do đó, cần phải duy trì tâm trạng vui vẻ, thoải mái, tránh xa căng thẳng – stress. Tuyệt đối không được thức quá khuya, cần ngủ đủ giấc…