5 nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đi ngoài

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Mai Hoa

Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi còn rất non yếu nên khi con bị đi ngoài, bố mẹ phải tìm cách điều trị kịp thời để không ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của bé. Vậy nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả khi trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đi ngoài là gì? Bố mẹ hãy tham khảo bài viết của chúng tôi bên dưới đây để biết cách chăm sóc con tốt hơn nhé!

1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đi ngoài

1.1. Trẻ bị nhiễm trùng đường ruột

Nhiễm trùng đường ruột là một trong những thủ phạm hàng đầu khiến trẻ sơ sinh bị đi ngoài, nhất là khi các con bị nhiễm virus Rota – loại virus gây bệnh viêm dạ dày, viêm ruột và một số căn bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa khác. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh còn có thể bị đi ngoài do nhiễm các loại vi khuẩn từ bên ngoài như người thân, môi trường,… Một số loại vi khuẩn phổ biến nhất là E.coli, thương hàn, tả, tụ cầu,…

1.2. Trẻ bị các loại ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể

Những loại ký sinh trùng như Giardia lamblia, Cryptosporidium, Entamoeba histolytica,… có thể xâm nhập vào bên trong cơ thể non nớt của trẻ sơ sinh dẫn tới tình trạng đi ngoài.

1.3. Trẻ không dung nạp được lactose

Lactose là một chất có trong sữa công thức, sữa mẹ và sữa bò. Khi cơ thể của trẻ sơ sinh không sản xuất đủ Lactase (một loại enzyme tiêu hóa Lactose) thì hàm lượng Lactose sẽ bị tích tụ lại ở trong ruột của bé, dẫn tới các vấn đề liên quan tới đường ruột, trong đó có chứng đi ngoài ở trẻ sơ sinh.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ 1 tháng tuổi bị đi ngoài

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ 1 tháng tuổi bị đi ngoài

1.4. Phản ứng với các loại thuốc kháng sinh

Ở trong giai đoạn sơ sinh, một số trẻ đã phải uống thuốc để phòng bệnh. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa của mỗi trẻ mà một số bé có thể gặp tác dụng phụ với các loại thuốc chứa magie hoặc thuốc kháng sinh. Đây cũng là một trong những lý do khiến trẻ sơ sinh bị đi ngoài.

1.5. Chất dinh dưỡng từ sữa mẹ

Hoạt động tiêu hóa của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chịu ảnh hưởng rất lớn từ chế độ ăn uống của người mẹ. Vì vậy, nếu trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đi ngoài nhiều lần trong ngày, mẹ cần phải xem xét lại chế độ ăn uống của mình để loại bỏ những loại thực phẩm không tốt cho sức mẹ.

2. Cách điều trị hiệu quả khi trẻ sơ sinh bị đi ngoài

2.1. Cho con bú sữa mẹ hoàn toàn

Trong 6 tháng đầu đời, các mẹ nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ để hạn chế tối đa tình trạng bị đi ngoài. Nếu không đủ sữa, mẹ hãy cho con bú nhiều lần trong ngày để trẻ đủ no. Từ đó, cơ thể của mẹ cũng tự điều chỉnh để lượng sữa mẹ tiết ra ngày một nhiều hơn.

Trong trường hợp mẹ không có sữa, con bắt buộc phải uống thêm sữa công thức thì mẹ phải tìm hiểu thật kỹ thành phần cũng như lượng sữa, cách pha trước khi cho bé uống. Tốt nhất, mẹ nên cho con uống sữa công thức từ từ để cơ thể của trẻ dần làm quen và thích nghi với thức ăn mới.

Mẹ nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời

Mẹ nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời

2.2. Mát xa bụng cho con

Khi trẻ sơ sinh bị đi ngoài, mẹ nên thực hiện các thao tác mát xa bụng cho con mỗi ngày. Việc mát xa này sẽ giúp con tiêu hóa tốt hơn, đồng thời cải thiện tình trạng đi ngoài, khó tiêu hiệu quả. Theo một số nghiên cứu khoa học, mát xa vùng bụng rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi.

Vì vậy, sau khi cho trẻ bú khoảng 30 phút, mẹ hãy dùng tay xoa nhẹ bụng của con theo chiều kim đồng hồ để giúp hơi trong bụng bé dễ dàng thoát ra ngoài. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên mát xa nhẹ nhàng các ngón tay, ngón chân, vùng sống lưng của trẻ để máu trong cơ thể lưu thông dễ dàng. Từ đó, con có thể giảm được đau bụng và ngủ sâu giấc hơn.

2.3. Thay đổi chế độ ăn uống của mẹ

Những loại thực phẩm mẹ ăn khi cho con bú cũng góp phần gây ra tình trạng đi ngoài ở trẻ sơ sinh. Bởi lẽ lúc này, hệ tiêu hóa của con vẫn còn non nớt và rất nhạy cảm với những loại thức ăn hấp thụ qua đường sữa mẹ.

Mẹ nên thay đổi chế độ ăn uống của mình

Mẹ nên thay đổi chế độ ăn uống của mình

Do vậy, trong khẩu phần ăn hàng ngày, mẹ nên hạn chế ăn cà chua, cam, quýt, súp lơ, bông cải xanh, cải bắp, các sản phẩm từ đậu nành,… để giảm lượng khí sinh ra trong bụng của con. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần:

– Cho con bú nhiều hơn để bù lượng nước đã mất.

– Uống thêm Oresol sau mỗi lần con đi ngoài.

– Vệ sinh tay thật sạch sẽ trước khi cho con bú và sau khi thay tã nhằm ngăn chặn lây lan vi khuẩn ở trong nhà.

– Trong trường hợp cho con ăn sữa công thức, mẹ nên tham khảo những loại sữa đặc biệt có chứa đường và chất điện phân.

– Tuyệt đối không được cho con uống các loại thuốc tiêu chảy dành cho người lớn.

– Thay bỉm thường xuyên cho con, không để con mặc bỉm ẩm ướt quá lâu vì sẽ gây hăm và nhiễm trùng da.

– Không tự ý mua thuốc chữa đi ngoài cho trẻ mà chưa có chỉ định của bác sĩ.

Hy vọng bài viết này đã giúp bố mẹ có cái nhìn tổng quan nhất về chứng đi ngoài ở trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi. Nếu con bạn đang gặp phải tình trạng này, bố mẹ hãy nhanh chóng đưa con tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital