5 Nguyên nhân gây đột quỵ khi chơi thể thao

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Đột quỵ khi chơi thể thao một tình trạng không còn hiếm gặp và có thể đe dọa tính mạng, gây những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, giảm khả năng vận động của người bệnh trong tương lai. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ nguyên nhân gây đột quỵ khi tập luyện thể dục thể thao và cách phòng tránh hiệu quả.

1. Vì sao đột quỵ dễ xảy ra khi tập thể thao?

Tập luyện thể dục thể thao là một thói quen tốt, giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và phòng tránh các loại bệnh tật. Nhưng nếu tập luyện không đúng cách thì có thể gây nhiều hệ lụy đối với sức khỏe, thậm chí gây đột quỵ, tử vong.

Bởi khi vận động, chơi thể thao, nhịp tim, huyết áp sẽ thay đổi và khó kiểm soát hơn bình thường. Cường độ tập luyện cao thường kéo theo nhu cầu máu, oxy và dinh dưỡng của cơ thể cũng tăng lên. Nếu không được đáp ứng đủ lượng máu cần thiết, bệnh nhân có thể bị đột quỵ.

Đột quỵ khi chơi thể thao vì sao dễ xảy ra?

Khi chơi thể thao, nhu cầu oxy của não bộ và cơ thể tăng cao, nếu không được đáp ứng đủ có thể gây đột quỵ.

2. Nguyên nhân gây đột quỵ khi chơi thể thao

Đột quỵ có thể xảy ra trong hoặc sau khi tập luyện và thường do các nguyên nhân sau đây:

2.1 Tập thể dục vào sáng sớm

Các nghiên cứu cho thấy 80% ca đột quỵ xảy ra vào sáng sớm. Sáng sớm khi vừa thức dậy là thời điểm cơ thể chưa hoàn trở lại trạng thái bình thường sau một đêm dài. Lúc này đường huyết giảm, nitric oxit (NO) thấp, độ nhớt của máu cao, các hormone gây căng thẳng được tiết ra nhiều. Vì thế, nếu tập luyện ngay lúc này có thể gây ra đột quỵ.

Đột quỵ đặc biệt dễ xảy ra ở có thể nguy hiểm đối với những người lớn tuổi bị cao huyết áp. Bởi huyết áp thường tăng nhanh trong vòng 2 giờ đầu tiên sau khi thức dậy.

2.2 Tập luyện quá sức dễ gây đột quỵ khi chơi thể thao

Tùy vào thể trạng, sức bền mà mỗi người có một ngưỡng tập luyện khác nhau. Khi tập luyện với cường độ quá cao, nhu cầu oxy của cơ thể cũng tăng lên đột ngột, vượt sức chịu đựng của cơ thể. Hệ tuần hoàn không kịp cung cấp máu cho cơ thể và cho não gây thiếu máu cục bộ và làm khởi phát đột quỵ.

Nguyên nhân gây đột quỵ khi tập luyện

Tập với cường độ quá cao có thể gây đột quỵ.

2.3 Tắm ngay sau khi luyện tập

Thường ngay sau khi tập luyện, nhịp tim vẫn còn đập nhanh, nhiệt độ cơ thể cao và lỗ chân lông vẫn còn mở lớn. Nếu tắm ngay lúc này có thể khiến cơ thể bị sốc nhiệt, cảm lạnh. Thực tế đã có không ít trường hợp bị cảm, đột quỵ do tắm ngay sau khi tập luyện.

2.4 Có sẵn một số bệnh nền

Các bệnh lý tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, đông máu,… là những yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn tới đột quy. Những đối tượng này cần đặc biệt chú ý đến thời gian và cường độ luyện tập. Bởi nếu tập luyện quá sức có thể gây kích thích, khiến các bệnh lý nguy cơ khởi phát đột ngột hoặc trầm trọng hơn, dẫn đến đột quỵ.

2.5 Các thói quen xấu trong thời gian dài làm tăng nguy cơ đột quỵ khi chơi thể thao

Việc duy trì những thói quen xấu trong một thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Khi tập luyện không đúng cách hoặc quá sức, bạn sẽ dễ bị đột quỵ hơn. Các thói quen đó bao gồm:

– Thiếu ngủ, mất ngủ kéo dài, thường xuyên thức khuya

– Ăn uống không khoa học: ăn thiếu chất, hay bỏ bữa, ăn nhiều chất béo, ăn quá mặn, quá ngọt

– Sử dụng quá mức và thường xuyên các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá

– Căng thẳng, stress kéo dài

3. Dấu hiệu đột quỵ khi tập thể thao

Khi tập thể thao, cần cảnh giác với đột quỵ nếu thấy một số triệu chứng sau:

– Choáng váng

– Đau đầu dữ dội

– Cứng cổ

– Buồn nôn

Mất thị lực, nhìn đôi

– Mất ý thức, khó đánh thức

– Một số trường hợp bệnh nhân có thể tử vong ngay

Các triệu chứng trên có thể xảy ra khi bạn đang tập hoặc sau khi tập thể thao, cần cảnh giác và gọi ngay cấp cứu để được xử trí kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc.

4. Phòng tránh đột quỵ khi tập thể thao

4.1 Khởi động kỹ

Việc khởi động kỹ và đúng cách trước khi tập luyện sẽ giúp giảm chấn thương, giúp máu lưu thông tốt hơn, cơ thể không bị choáng ngợp khi bắt đầu vận động.

4.2 Lựa chọn thời điểm tập luyện phù hợp

Những người mắc chứng cao huyết áp không nên tập luyện quá sớm. Thay vào đó hãy chọn thời điểm thích hợp chẳng hạn như buổi chiều hoặc cuối ngày.

4.3 Nghỉ ngơi sau khi luyện tập

Sau buổi tập, bạn có thể hồi phục lại nguồn năng lượng vừa mất đi bằng cách bổ sung thêm nước khoáng, nước hoa quả, whey protein hoặc dùng một bữa phụ…

4.4 Không tắm ngay sau khi tập luyện

Sau khi tập luyện, hãy nghỉ ngơi khoảng 20 – 30 phút rồi mới đi tắm. Không nên tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh vì đều có thể tác động không tốt đến mạch máu.

Phòng ngừa đột quỵ khi tập thể dục

Để tránh bị đột quỵ, bạn nên tập luyện vừa sức, khởi động kỹ, nghỉ ngơi phù hợp và kiểm soát sớm các bệnh lý.

4.5 Tầm soát sớm các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ

Nếu có sẵn các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ như bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, dị dạng mạch máu, thiếu máu não, bệnh động mạch cảnh,… thì cơ thể sẽ rất dễ bị kích thích khi tập luyện, đặc biệt là khi tập quá sức và dẫn đến đột quỵ.

Qua đây, hi vọng bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng đột quỵ khi tập thể thao và các biện pháp phòng tránh hiệu quả. Nếu có bất cứ dấu hiệu bất ổn nào khi tập luyện, bạn nên thăm khám sớm để được kiểm tra và điều trị phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital