5 Điều cần biết về tiêm viêm gan B người lớn

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Minh Vỹ

Bác sĩ tiêm chủng

Bệnh viêm gan B có nguy cơ gây phá hủy chức năng gan, suy gan, xơ gan và thậm chí là ung thư gan. Virus viêm gan B có thể tồn tại trong máu và các chất dịch khác của người bệnh gây ra tình trạng viêm gan mạn tính. Chính vì vậy, việc tiêm viêm gan B người lớn cũng quan trọng trong kém so với tiêm cho trẻ em.

1. Tìm hiểu bệnh viêm gan B ở người lớn

1.1. Định nghĩa

Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm gây ra bởi virus viêm gan B (HBV). Nếu bệnh lý này không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể trở thành mạn tính, gây nhiễm trùng gan hoặc nặng hơn là ung thư gan.

bệnh viêm gan B

Bệnh viêm gan B có nguy cơ gây phá hủy chức năng gan, gây suy gan, xơ gan và thậm chí là ung thư gan

1.2. Các loại viêm gan B phổ biến

Viêm gan B được chia thành 2 dạng, bao gồm:

Viêm gan B cấp tính: Phát sinh trong khoảng 6 tháng đầu kể từ khi người bệnh nhiễm virus – giai đoạn đầu của quá trình nhiễm viêm gan B. Khoảng 90% người nhiễm virus viêm gan B cấp tính sẽ tự khỏi và 10% người bệnh sẽ phát triển thành viêm gan B mạn tính gây nguy hiểm cho gan.

Việc viêm gan B cấp tính có trở thành mạn tính hay không phụ thuộc vào độ tuổi của người bệnh. Viêm gan B mạn tính có 2 dạng:

– Viêm gan B thể không hoạt động: Người mắc bệnh sống chung với virus, vẫn sinh hoạt bình thường.

– Viêm gan B thể hoạt động: Virus viêm gan B thể này sẽ không ngừng sinh sôi, gây tổn hại tới gan như xơ gan, suy gan, ung thư gan.

1.3. Dấu hiệu nhận biết cơ thể nhiễm viêm gan B

Tùy thuộc vào từng tình trạng của virus viêm gan B cấp tính hay mạn tính, đang hoạt động ở thể nào mà người nhiễm bệnh có thể xuất hiện triệu chứng hoặc không có biểu hiện nào. Những đối tượng nhiễm virus viêm gan B mạn tính có thể có triệu chứng như:

– Vàng da, vàng mắt, nổi phát ban, ngứa ngáy, xuất huyết dưới da.

– Mệt mỏi, sốt nhẹ, đau nhức các khớp, ăn uống không ngon miệng.

– Đau hạ sườn bên phải, sưng bụng, chướng bụng.

– Thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, nước tiểu đậm màu, phân có màu xanh xám.

2. Nắm vững 5 điều cần biết về vacxin tiêm viêm gan B người lớn

2.1. Công dụng của tiêm gan B

Việc tiêm vắc viêm gan B người lớn là biện pháp tối ưu để phòng tránh bệnh hiệu quả ở đối tượng này. Hiện nay, có 2 loại vacxin là Twinrix và Heplisav – B (tiêm 2 mũi) được sử dụng cho người lớn từ 18 tuổi trở lên. Vacxin Engerix – B và Recombivax HB (tiêm 3 mũi) được chỉ định tiêm cho người lớn từ 20 tuổi trở lên.

tiêm viêm gan B cho người lớn

Tiêm vắc xin ngừa viêm gan B là cách phòng ngừa sự lây nhiễm của loại virus này hiệu quả nhất

2.2. Tiêm viêm gan B người lớn được chỉ định/chống chỉ định với đối tượng nào?

Chỉ định

– Nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc với các mẫu dịch phẩm.

– Người có nguy cơ phơi nhiễm virus viêm gan B trong môi trường làm việc.

– Người có tiền sử gia đình bị nhiễm virus viêm gan B.

– Người bị suy giảm miễn dịch.

– Người bệnh phải chạy thận nhân tạo hoặc đã từng ghép tạng.

Chống chỉ định

– Người mẫn cảm với bất kỳ một thành phần nào của vacxin. Đặc biệt đối với những trường hợp mẫn cảm với vắc xin phòng viêm gan B ở những lần tiêm trước.

– Đối tượng mắc các bệnh bẩm sinh như: Tim, thận, gan, đái tháo đường hoặc suy dinh dưỡng, bệnh cấp tính.

2.3. Lịch tiêm viêm gan B người lớn

Trước khi thực hiện tiêm, người lớn cần làm các xét nghiệm HBsAg và HBsAb để biết đã bị nhiễm bệnh hay cơ thể có kháng thể kháng virus viêm gan B hay chưa. Nếu kết quả HBsAg dương tính đồng nghĩa với việc đã nhiễm virus viêm gan B, việc tiêm phòng sẽ không có hiệu quả. Nếu HBsAb dương tính có nghĩa là cơ thể bạn đã có kháng thể kháng virus viêm gan B và không cần tiêm vắc xin tại thời điểm đó nữa.

Trong trường hợp cả 2 xét nghiệm đều cho kết quả âm tính thì đồng nghĩa là cơ thể chưa mắc bệnh và cần tiêm vắc xin để phòng bệnh theo lịch tiêm như sau:

– Lịch tiêm 3 liều: Mũi tiêm thứ 2 cách mũi tiêm đầu 1 tháng và liều thứ 3 cách liều thứ 2 trong khoảng 5 tháng (cách liều đầu 6 tháng nếu tiêm đúng lịch).

– Lịch tiêm 4 liều: Tiêm 3 liều liên tục cách nhau 1 tháng và liều thứ 4 cách liều đầu tiên là 1 năm.

2.4. Điều cần lưu ý khi thực hiện tiêm phòng viêm gan B

Các đối tượng đang bị sốt hoặc nhiễm trùng cấp tính nên tạm hoãn việc tiêm vắc xin phòng viêm gan B. Tuy nhiên, với các trường hợp nhiễm trùng nhẹ không có chống chỉ định tiêm loại vắc xin này.

Thời kỳ ủ bệnh này khá dài nên người bệnh có thể đã bị nhiễm virus trước khi tiêm phòng. Vì vậy, vắc xin không thể ngăn ngừa sự lây nhiễm virus viêm gan B trong trường hợp này.

Mỗi cơ thể sẽ đáp ứng miễn dịch của vắc xin phòng viêm gan B phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

– Độ tuổi: Nam giới trên 40 tuổi sẽ đáp ứng miễn dịch kém hơn.

– Mắc béo phì hoặc mắc bệnh đái tháo đường.

– Người nhiễm HIV/AIDS.

Đối với các trường hợp kể trên thường có độ đáp ứng miễn dịch kém hơn nên cần tiêm các liều bổ sung.

2.5. Tác dụng phụ có thể gặp sau khi tiêm vacxin viêm gan B

Tiêm vắc xin viêm gan B người lớn cũng giống với các loại vắc xin khác, loại vắc xin viêm gan B này cũng xảy ra một số tác dụng phụ như:

– Đau, đỏ, sưng tấy hoặc ngứa tại vị trí tiêm.

– Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.

– Mệt mỏi và dễ cáu gắt.

Viêm họng hoặc nghẹt mũi.

– Sốt nhẹ dưới 37,5 độ C.

Ngoài ra, khi có xuất hiện các triệu chứng này, bạn nên tới cơ sở y tế sớm nhất:

– Mắt mờ, thị lực giảm hoặc thay đổi tầm nhìn.

– Chóng mặt hoặc ngất xỉu khi đứng dậy đột ngột khi thay đổi tư thế.

– Cảm giác tê hoặc ngứa râm ran ở tay và chân.

– Cứng hoặc đau ở cổ, vai.

– Co thắt dạ dày hoặc đau bụng kéo dài.

– Sốt trên 38 độ C kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm.

vắc xin viêm gan B

Nên kiểm tra và làm xét nghiệm trước để có thể nhận tư vấn cụ thể từ đội ngũ bác sĩ để tiêm vacxin được đúng nhất

Những triệu chứng này có hoặc không xảy ra tùy vào đối tượng người bệnh, do vậy để đảm bảo an toàn và phát huy hết hiệu quả của vắc xin, người bệnh nên thực hiện xét nghiệm trước khi tiêm. Trên đây là một số thông tin về việc tiêm viêm gan B người lớn, nếu còn thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay tới Hệ thống y tế Thu Cúc TCI để nhận giải đáp sớm nhất!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital