Viêm kết mạc mặc dù không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Tham khảo ngay 5 cách điều trị viêm kết mạc mắt tại nhà đơn giản, hiệu quả của chúng tôi dưới đây nhé!
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về bệnh viêm kết mạc
Viêm kết mạc là tình trạng kết mạc mi – lớp bên trong mí và mi dưới bị một số tác nhân gây như vi khuẩn, virus, dị ứng… tấn công, gây viêm nhiễm, viêm kết mạc cũng có tên gọi dân dã là đau mắt đỏ.
Viêm kết mạc khá phổ biến và dễ có nguy cơ bùng phát, lây lan thành dịch trên diện rộng. Ai trong chúng ta cũng có nguy cơ bị viêm kết mạc, trong đó nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhất là người miễn dịch kém, đề kháng yếu, tiền sử dị ứng, làm việc trong môi trường ô nhiễm, khói bụi, thường xuyên trang điểm mắt…
Theo đó, viêm kết mạc có 4 nguyên nhân chính:
– Do virus: adenovirus (chiếm đến gần 90% trường hợp viêm kết mạc do virus), còn lại là enterovirus, virus herpes simplex hoặc virus sởi, rubella, quai bị…
– Do vi khuẩn: Khuẩn lậu cầu hoặc hemophilus, influenza…
– Do các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, các loại hạt, ngũ cốc, thời tiết, điều hòa, nấm…
– Do vệ sinh mắt sai cách, thường xuyên lấy tay dụi mắt, không tẩy trang mắt kỹ sau khi trang điểm, sử dụng kính áp tròng quá thường xuyên mà không vệ sinh…
Mỗi nguyên nhân gây viêm kết mạc lại có những biểu hiện khác nhau nhưng nhìn chung người bị viêm kết mạc đều sẽ bị đau sưng mắt, cảm giác cộm cứng như có dị vật trong mắt, nước mắt chảy ra nhiều và liên tục hơn, mắt nhiều ghèn, mủ…
Trong một số trường hợp người bệnh cũng có cả những biểu hiện khác như nổi hạch, ớn lạnh, phát ban toàn thân… Lúc này, hãy đến gặp bác sĩ để biết chính xác nguyên nhân bệnh cũng như hướng can thiệp kịp thời, tránh biến chứng của viêm kết mạc có thể xảy ra.
2. 5 cách điều trị viêm kết mạc mắt tại nhà
Đối với những trường hợp bệnh nhẹ hoặc nguyên nhân đến từ việc vệ sinh mắt sai cách, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh dùng nhỏ mắt hoặc nước mắt nhân tạo, nước muối sinh lý… để làm sạch. Còn với những trường hợp nặng hơn hoặc nguyên nhân do virus, vi khuẩn bác sĩ có thể sẽ kê kháng sinh, chống viêm… bổ sung chủ yếu qua dạng thuốc nhỏ mắt điều trị tại nhà.
2.1 Điều trị viêm kết mạc mắt bằng thuốc nhỏ mắt kháng khuẩn
Thuốc nhỏ mắt kháng khuẩn được bác sĩ chỉ định trong trường hợp nguyên nhân viêm kết mạc do nhiễm khuẩn.
Thông thường, những loại nhỏ mắt sẽ chứa các thành phần kháng sinh phổ rộng như Sulfacetamide, chloramphenicol, neomycin, tobramycin, ofloxacin, polymyxin B… giúp người bệnh đẩy nhanh tốc độ khỏi bệnh.
Lưu ý, những loại kháng sinh này có thể gây tác dụng phụ và thời gian sử dụng không quá 5 ngày, nếu trên 5 ngày các triệu chứng bệnh không cải thiện hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
2.2 Điều trị viêm kết mạc mắt bằng thuốc nhỏ mắt kháng viêm
Với những trường hợp viêm kết mạc do virus, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc nhỏ mắt chứa các thành phần giúp kháng viêm non-steroid (NSAID) như diclofenac hay corticoid như dexamethasol, fluoromethason, prednisolon…
Những loại thuốc này có tác dụng kháng viêm, làm giảm tình trạng sưng, mưng mủ, nhiều ghèn mắt…
Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý vì những loại kháng sinh này không được sử dụng dài ngày, và có thể gây ra những tác dụng phụ như tổn thương thị lực, đục thủy tinh thể… về sau.
2.3 Điều trị viêm kết mạc bằng thuốc nhỏ mắt chống dị ứng
Trong trường hợp người bệnh bị các tác nhân dị ứng, thuốc nhỏ mắt chống dị ứng với thành phần histamin H1 như: antazoline,clorpheniramin, diphenhydramin… sẽ được kê để góp phần làm giảm triệu chứng. Nhưng để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất, đầu tiên cần xử lý tác nhân dị ứng trước vì nếu những tác nhân ý vẫn còn, người bệnh vẫn sẽ có khả năng dị ứng và viêm kết mạc trở lại.
2.4 Điều trị viêm kết mạc bằng thuốc nhỏ mắt hỗn hợp
Thuốc nhỏ mắt hỗn hợp là sản phẩm điều trị viêm kết mạc rất phổ biến hiện nay, là sự kết hợp cả hai nhóm hoạt chất chống viêm và chống nhiễm khuẩn, trong đó điển hình là kết hợp chloramphenicol và dexamethason (dexacol).
2.5 Điều trị viêm kết mạc bằng các biện pháp vệ sinh mắt phù hợp
Ngoài việc sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt theo chỉ định của bác sĩ, người bị viêm kết mạc cũng nên chủ động thực hiện các biện pháp vệ sinh mắt phù hợp để hỗ trợ quá trình điều trị, thúc đẩy tốc độ hồi phục của mắt.
Theo đó, người bệnh nên:
– Vệ sinh mắt hàng ngày và đúng cách bằng nước sạch, hoặc nước muối sinh lý 0.9% (nếu bác sĩ chỉ định). Lưu ý cần rửa tay bằng xà phòng hoặc nước diệt khuẩn trước khi rửa mắt, dùng bông hoặc khăn để làm sạch sau đó vứt ngay vào thùng rác để tránh lây nhiễm, không tái sử dụng.
– Chườm lạnh hoặc ấm để giảm tình trạng đau, nhức mắt tạm thời nhưng không quá 10 phút mỗi lần chườm cũng như không sử dụng nước đá, nước quá lạnh hoặc nước nóng để chườm.
– Sử dụng nước mắt nhân tạo hoặc nhỏ mắt phù hợp để tránh tình trạng khô giác mạc, kết mạc, ảnh hưởng thị giác.
– Tăng đề kháng tự nhiên cho cơ thể nói chung và mắt nói riêng bằng việc ăn đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là những dưỡng chất tốt cho mắt như vitamin kẽm, A, C, E, dầu cá, Lutein, DHA…
Khi có bất kỳ vấn đề nào xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc, vệ sinh mắt hay tình trạng viêm kết mạc không được cải thiện, trở nặng sau 5 ngày dùng thuốc… hãy đến gặp bác sĩ sớm nhất để được tư vấn.
3. Nguyên tắc khi điều trị viêm kết mạc tại nhà
Trong quá trình điều trị viêm kết mạc, có những nguyên tắc “bất di bất dịch” mà người bệnh cần tuân thủ đó là:
– Chỉ sử dụng kháng sinh khi được bác sĩ chỉ định và hướng dẫn về cách dùng, liều lượng, thời gian.
– Báo ngay cho bác sĩ biết khi có bất kỳ vấn đề nào xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc hoặc điều trị tại nhà.
– Luôn sử dụng kính mắt khi đi ra ngoài, hạn chế đến những nơi đông đúc, nhiều mầm bệnh… để tránh lây lan bệnh cũng như khiến bệnh trở nặng hơn.
– Không tự ý áp dụng các biện pháp dân gian, đắp lá thuốc… chưa được kiểm chứng.
– Vệ sinh mắt đúng cách với tần suất vừa phải, không rửa mắt quá nhiều lần.
– Cần xử lý tốt các nguyên nhân gây dị ứng cho bản thân để giúp bệnh nhanh khỏi hơn, tránh tái phát.
– Dù tình trạng có chuyển biến tốt hay xấu, hãy đến tái khám để phòng mọi trường hợp xấu có thể xảy ra.
Với những cách điều trị viêm kết mạc mà chúng tôi chia sẻ trên đây, hy vọng đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh cũng như những phương pháp điều trị hiệu quả, tránh biến chứng để “tiễn” viêm kết mạc ra khỏi đôi mắt của chúng ta.