4 trường hợp nên tiêm ngừa vaccin uốn ván

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ - Bác sĩ

Đặng Thị Kim Hạnh

Trưởng đơn vị Tiêm chủng

Như chúng ta đã biết, uốn ván là một bệnh vô cùng nguy hiểm, một khi đã mắc phải sẽ không có thuốc để chữa trị. Do đó, điều duy nhất chúng ta có thể làm chính là tiêm ngừa vaccin uốn ván. Vậy những trường hợp nào thì nên thực hiện tiêm vaccin uốn ván? 

1. Bệnh uốn ván là gì? Nguyên nhân từ đâu?

Uốn ván là một bệnh lý nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium tetani gây nên. Loại vi khuẩn này được phát hiện ở trong đất, bụi, nước bọt và phân. Nếu cơ thể bạn bị các vết cắt hoặc các vết thương hở, không may tiếp xúc với các bào tử và vi khuẩn Clostridium tetani thì có khả năng loại vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào bên trong cơ thể, ảnh hưởng đến các cơ bắp và hệ thần kinh.

Thông thường, một người bị uốn ván là do giẫm lên các vật dụng kim loại bẩn, mảnh thủy tinh hoặc mảnh gỗ sắc nhọn đâm xuyên qua da. Ngoài ra, các vết thương dạng đâm sâu có khả năng bị nhiễm uốn ván cao hơn những vết thương dạng cắt. Bởi khi vết thương tiếp xúc với không khí, Oxy có thể phá hủy các tế bào vi khuẩn. Nhưng với các vết thương ở dạng đâm sâu thì Oxy rất khó để tiếp cận vết thương sâu dẫn đến vi khuẩn xâm nhập và có khả năng mắc bệnh uốn ván.

Một số nguyên nhân khác dẫn đến căn bệnh uốn ván như:

– Sử dụng loại kim tiêm bị nhiễm khuẩn.

– Những vết thương khiến các mô chết như bị bỏng,…

– Vết thương sâu không được sát khuẩn một cách cẩn thận.

Bệnh uốn ván không có thuốc chữa trị do đó chỉ có thể sử dụng thuốc an thần để giảm nhẹ các triệu chứng co giật. Cách duy nhất để phòng ngừa căn bệnh này chính là tiêm vaccin uốn ván.

Tiêm ngừa vaccin uốn ván

Bệnh uốn ván không có thuốc chữa nên chỉ có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vaccin

2. Triệu chứng của người bị nhiễm bệnh uốn ván

Một người bị nhiễm uốn ván có thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như:

– Đau đầu.

– Khớp hàm, cổ vai gáy bị cứng. Hiện tượng này có thể ảnh hưởng đến các bộ phận của cơ thể, gây nên tình trạng co thắt cơ bắp.

– Hiện tượng khó nuốt, khó thở hoặc có thể dẫn đến viêm phổi.

– Co giật cơ thể.

Những triệu chứng này thường xuất hiện sau khoảng vài ngày đến vài tháng sau khi vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể. Thời gian trung bình để những triệu chứng này xuất hiện là vào khoảng 14 ngày sau khi nhiễm.

3. Những trường hợp nên thực hiện tiêm ngừa vaccin uốn ván

3.1. Tiêm ngừa vaccin uốn ván cho trẻ em

– Trẻ từ 2 – 4 tháng tuổi cần tiêm 3 mũi vaccin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1, trong đó sẽ bao gồm vaccin phòng ngừa bệnh uốn ván và một số căn bệnh khác như bạch hầu, ho gà, bại liệt, viêm gan B,..

– Khi được 18 tháng tuổi: trẻ sẽ lại được tiêm nhắc lại 1 mũi vaccin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 có bao gồm bệnh uốn ván.

– Vào khoảng 5 đến 10 năm sau thì vẫn cần tiêm lại mũi nhắc lại bởi vaccin uốn ván không thể tạo hệ miễn dịch vĩnh viễn cho cơ thể để chống lại căn bệnh này.

3.2. Phụ nữ mang thai hoặc đang ở trong độ tuổi sinh sản

Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế Giới WHO, tất cả những phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản – có thể đang hoặc chưa mang thai đều cần tiêm vaccin phòng ngừa căn bệnh uốn ván. Điều này sẽ giúp bảo vệ cả mẹ lẫn bé trong trường hợp không may bị nhiễm vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào trong cơ thể. Tổng số lần tiêm ở độ tuổi này là 5 mũi được tiêm phòng khi còn là trẻ và thêm 1 mũi nhắc lại nếu tính từ mũi tiêm số 5 đã cách nhau trên 10 năm.

3.3. Tiêm ngừa vaccin uốn ván cho nhóm đối tượng có nguy cơ mắc cao

Những công việc có nguy cơ mắc bệnh uốn ván cao bao gồm: người làm vườn; người làm trong các trang trại; nông trường chăn nuôi gia súc, gia cầm; người dọn vệ sinh các cống rãnh; công nhân xây dựng; bộ đội hoặc các thanh niên xung phong,… Những người làm những công việc kể trên có nguy cơ mắc uốn ván cao là bởi đây là những công việc có rủi ro bị thương khá cao, từ nặng đến nhẹ. Ngoài ra, môi trường làm việc của những nghề này cũng có nguy cơ xuất hiện vi khuẩn gây uốn ván là rất cao. Một khi bị thương thì việc virus xâm nhập vào cơ thể là không thể tránh khỏi.

Do đó, mọi người khi làm những công việc trên ngoài việc cần cẩn thận trong quá trình làm việc để tránh bị thương thì cũng cần được tiêm vaccin uốn ván trong vòng 6 tháng. Khoảng 5 – 10 năm sau tiêm nhắc lại để có miễn dịch bệnh uốn ván vĩnh viễn

Những công việc có nguy cơ mắc uốn ván cao

Những công việc có nguy cơ mắc uốn ván cao cần tiêm phòng vaccin một cách đầy đủ

3.4. Những người có vết thương sâu và nặng

– Nếu bạn bị thương và đã được tiêm đầy đủ trong vòng 5 năm tính đến mũi tiêm vaccin uốn ván cuối cùng thì không cần tiêm nữa.

– Nếu thời điểm bị thương đã quá 5 năm so với mũi tiêm cuối cùng thì cần phải tiêm vaccin uốn ván.

– Nếu tiền sử tiêm vaccin không rõ thì cần phải tiêm 1 lượng vaccin theo đúng chỉ định của bác sĩ, sau đó cần tiêm mũi nhắc lại vào 2 tuần sau để đảm bảo không bị nhiễm uốn ván.

4. Tác dụng của vaccin uốn ván đối với mọi người

Có thể rất nhiều người trong chúng ta chỉ biết rằng tiêm vaccin uốn ván sẽ giúp ngăn ngừa khả năng mắc căn bênh này, tuy nhiên không phải ai cũng biết công dụng thực sự của loại vaccin này trong việc phòng ngừa sự tấn công của vi khuẩn Clostridium tetani. Thông thường, các loại vaccin sau khi được tiêm vào cơ thể, hệ miễn dịch của con người sẽ bắt đầu sản sinh ra 1 loại kháng nguyên chống lại sự tấn công của vi khuẩn. Vaccin uốn ván cũng hoạt động dựa trên nguyên lý này.

Cụ thể, trong vaccin uốn ván chính là những vi khuẩn gây uốn ván đã được làm cho suy yếu, không thể gây hại tới sức khỏe con người. Sau khi những vi khuẩn được làm cho suy yếu này tiến vào cơ thể con người thì hệ miễn dịch có thể dễ dàng tiêu diệt những vi khuẩn này và tạo thành 1 hệ phản xạ. Hệ miễn dịch sẽ ghi nhớ cách thức để tiêu diệt vi khuẩn gây uốn ván và nếu 1 người không may bị nhiễm vi khuẩn Clostridium tetani thì hệ miễn dịch có thể tiêu diệt các vi khuẩn gây uốn ván ngay lâp tức.

Tuy nhiên, tiêm ngừa vaccin uốn ván chỉ có tác dụng phòng chống căn bệnh này, không thể sử dụng vaccin như một loại thuốc điều trị khi bị người bệnh đã bị mắc uốn ván.

vaccin uốn ván

Vaccin uốn ván không được coi là một loại thuốc điều trị căn bệnh này

Bệnh uốn ván hiện nay nếu mắc phải sẽ không có thuốc chữa trị. Do đó, hãy bảo vệ sức khỏe không chỉ của bản thân mình và hãy kêu gọi, tuyên truyền mọi người thực hiện tiêm phòng uốn ván một cách đầy đủ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital