Thủy đậu là bệnh lý có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng bệnh lý này vẫn xuất hiện phổ biến ở trẻ nhỏ. Hiện nay, vacxin phòng thủy đậu được WHO khuyến cáo nên tiêm phòng nhằm bảo vệ cơ thể một cách an toàn và hiệu quả. Vậy cần lưu ý khi tiêm vacxin như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Đôi nét về bệnh thủy đậu
Thủy đậu là bệnh lý có tính truyền nhiễm cao và lây truyền từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp hay qua không khí do người bệnh ho, hắt hơi ra môi trường xung quanh. Người mắc thủy đậu có thể lây bệnh cho người khác từ 1 – 2 ngày trước khi các nốt thủy đậu xuất hiện tới khi đóng vảy.
Thời gian đầu nhiễm bệnh, người bệnh sẽ có những biểu hiện bất thường như sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, chán ăn. Sau đó sẽ xuất hiện những nốt tròn đỏ (nốt rạ) trong khoảng 12 – 24 giờ. Các nốt rạ dần phát triển thành các mụn nước có chứa dịch, có thể mọc lên toàn thân rải rác khắp cơ thể.
Bệnh thủy đậu có nguy cơ gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, viêm gan, viêm phổi… Một số trường hợp có thể gây nguy hiểm tới tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
2. Lợi ích của việc tiêm phòng vacxin thủy đậu
Bệnh lý này do siêu vi rút gây ra nên việc điều trị chủ yếu chỉ là làm giảm nhẹ các triệu chứng và giảm nguy cơ gây biến chứng.
Tình tới thời điểm hiện tại, biện pháp hiệu quả là tiêm vacxin để phòng bệnh và ngăn ngừa gây biến chứng. Vacxin phòng thủy đậu có khả năng phòng bệnh tới 80 – 90% cho người được tiêm phòng. Những người mắc thủy đậu sau tiêm chỉ ở tình trạng nhẹ, xuất hiện rất ít nốt rạ và không gây ra nhiều biến chứng.
3. Phân loại vacxin và lịch tiêm của vacxin thủy đậu
Hai loại vacxin phòng thủy đậu được sử dụng hiện nay đó là:
Vacxin Varilrix (Bỉ)
Đối tượng tiêm chủng của loại vacxin này là trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn chưa tiêm phòng thủy đậu.
– Với trẻ nhỏ: Tiêm mũi đầu tiên khi đủ 9 tháng, mũi thứ hai cách mũi đầu từ 3 – 6 tháng.
– Trẻ từ 13 tuổi và người lớn: Tiêm 2 mũi, mũi thứ 2 cách mũi đầu tiên ít nhất 6 tuần.
Vacxin Varivax (Mỹ)
Loại vacxin này dành cho đối tượng trẻ từ 12 tháng tuổi và người lớn chưa có miễn dịch. Tiêm 2 mũi, mũi 1 khi trẻ 12 tháng, mũi 2 cách mũi số 1 là 4 năm, tức là khi trẻ 4-6 tuổi
Đối với phụ nữ tiền mang thai
– Nếu đã tiêm 1 mũi trước đó thì cần tiêm 1 mũi trước khi có thai ít nhất 3 tháng
– Nếu chưa từng tiêm thì cần tiêm 2 mũi cách nhau 6-8 tuần và tiêm trước khi có thai ít nhất 3 tháng
4. Điều cần lưu ý khi tiêm vacxin thủy đậu
4.1. Trường hợp cần lưu ý khi tiêm vacxin thủy đậu
Đối tượng nên tiêm
– Người chưa từng mắc thủy đậu hoặc thuộc diện có nguy cơ nhiễm bệnh cao.
– Người bị bệnh liên quan đến bạch cầu như bạch cầu cấp tính, suy giảm hệ thống miễn dịch do đang điều trị bệnh.
– Người bị hội chứng hư thận hoặc bị viêm phế quản nặng.
– Người làm trong ngành y tế, thường xuyên tiếp xúc với người bệnh.
– Người sống trong môi trường cộng động, khu vực khép kín.
Đối tượng không nên tiêm
– Đang bị sốt hoặc nổi ban, có dấu hiệu của tình trạng dị ứng.
– Mắc các bệnh liên quan tới tim mạch, rối loạn chức năng gan, thận…
– Có tiền sử co giật trước khi tiêm vacxin.
– Có phản ứng bất thường với bất kỳ thành phần nào của vacxin thủy đậu ở những lần tiêm trước.
– Đã tiêm chủng các vacxin dạng sống khác trong vòng 1 tháng trước khi tiêm vacxin.
– Suy giảm hệ thống miễn dịch và mắc các bệnh liên quan tới bệnh bạch cầu.
Riêng đối với phụ nữ đang mang thai không tiêm phòng trong bất kỳ trường hợp nào. Phụ nữ có ý định mang thai cần chủ động tiêm phòng và kết thúc mũi 2 trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.
4.2. Tác dụng phụ cần lưu ý sau khi tiêm vacxin thủy đậu
Sau khi tiêm phòng vacxin cơ thể người được tiêm có thể xảy ra một số tác dụng phụ như:
– Có tình trạng sưng đau, tấy đỏ, ngứa, tụ máu, nổi cục cứng tại vị trí tiêm.
– Cơ thể có biểu hiện ngứa, sốt dưới 38.5 độ C và phá ban.
– Trong vòng 1 – 3 ngày sau tiêm, trẻ em và người lớn có thể có biểu hiện sốt và phát ban. Tuy nhiên đây chỉ là những phản ứng phụ thông thường, các triệu chứng này sẽ nhanh chóng biến mất.
– Với những người có nguy cơ cao mắc phản ứng phụ với vacxin sẽ có triệu chứng sốt cao trên 38.5 độ C, kèm phát ban dạng phỏng nước hoặc nốt sần, phản ứng này xảy ra trong vòng 2 – 4 tuần sau tiêm.
– Một số ít người bệnh có thể xuất hiện hiện tượng hiếm gặp như xuất huyết, chảy máu cam, chảy máu niêm mạc trong miệng. Hiếm hơn nữa là tình trạng sốc phản vệ, viêm phổi, viêm não.
4.3. Một số điều khác cần lưu ý khi tiêm vacxin thủy đậu
Để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả phòng ngừa bệnh tối đa, có một số điều cần lưu ý khi tiêm vacxin thủy đậu gồm:
– Thông báo trước với bác sĩ để kiểm tra các phản ứng của cơ thể nếu có tiền sử dị ứng hoặc sốc phản vệ khi tiêm vacxin.
– Không thực hiện tiêm phòng với trẻ có sức khỏe yếu và hệ miễn dịch bị suy giảm như: Người bị ung thư, đang điều trị hóa trị – xạ trị, nhiễm HIV, bệnh lao…
– Sau tiêm, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cần tránh mang thai trong vòng 3 tháng sau đó.
– Nếu trong vòng 72 giờ nếu có tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh thì có thể đi tiêm phòng để giảm nguy cơ mắc bệnh và biến chứng nguy hiểm
– Sau khi tiêm phòng khoảng 6 tuần cần hạn chế tiếp xúc với người đang mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
– Nên ở lại phòng tiêm phòng ít nhất 30 phút để theo dõi các phản ứng có thể xảy ra. Nếu có dấu hiệu bất thường như: sốt, cơ thể tím tái, buồn nôn, choáng váng… cần thông báo ngay với đội ngũ y tế để xử lý kịp thời.
– Cần vệ sinh sạch sẽ vị trí vết tiêm, dán băng gạc bảo vệ.
– Không bôi hay đắp bất kỳ vật gì lên vết thương để tránh nhiễm trùng dẫn tới sưng viêm.
Bài viết trên là một số thông tin và những điều cần lưu ý khi tiêm vacxin thủy đậu. Hy vọng thông tin được chia sẻ có thể giúp bạn phòng bệnh và thực hiện tiêm phòng đúng phác đồ để phát huy hiệu quả của vacxin. Nếu còn vấn đề nào thắc mắc về hoạt động tiêm vacxin, hãy liên hệ ngay tới TCI để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất!