Virus HPV là loại virus phổ biến lây nhiễm qua đường tình dục. Loại virus này có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Dù là nam hay nữ đều có nguy cơ bị lây nhiễm một thời điểm nào đó trong đời. Do đó, tiêm vắc xin HPV cho nam giới cũng là việc làm rất cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này cũng như các lưu ý khi tiêm vắc xin.
Menu xem nhanh:
1. Nam giới bị nhiễm virus HPV như thế nào?
Virus HPV là loại virus gây u nhú ở người và là nguyên nhân hàng đầu trong nhóm bệnh lây lan qua đường tình dục phổ biến nhất. Không giống với các loại virus khác, virus HPV phát triển âm thầm trong khoảng thời gian dài, người mắc loại virus này khó phát hiện được sớm bởi không có dấu hiệu và triệu chứng đặc hiệu.
Nam giới có thể bị nhiễm virus HPV giống nữ giới qua tiếp xúc trực tiếp và quan hệ tình dục. HPV lây lan từ người này sang người khác qua đường miệng, hậu môn, âm đạo hoặc tiếp xúc thân mật da với da. Nguy cơ nhiễm virus HPV tăng cao lên khi có quan hệ tình dục với nhiều người, quan hệ tình dục sớm, hệ thống miễn dịch suy giảm, da và niêm mạc bị tổn thương.
Hầu hết nam giới bị nhiễm HPV không có triệu chứng nhưng virus vẫn tiếp tục âm thầm phát triển. Biểu hiện để nhận biết duy nhất là sự xuất hiện của mụn cóc tại dương vật, hậu môn, tinh hoàn, thành sau hầu họng, da, vùng háng và đùi.
2. Lý do nên tiêm vắc xin HPV cho nam giới
2.1. Lượng lớn số ca ung thư ở nam giới do virus HPV gây ra
Virus HPV không phân biệt giới tính nam hay nữ, các bệnh do virus HPV gây ra ảnh hưởng với cả hai đối tượng. Độ lưu hành của virus HPV ở nam là 91% cao hơn so với ở nữ giới là 85%. Nam giới có tỷ lệ thải HPV thấp hơn 26% so với nữ.
2.2. Tỷ lệ ung thư vùng họng ở nam giới ngày càng tăng cao
Theo thống kê, virus HPV là tác chân chính gây ra hơn 70% ung thư vòm họng và ung thư hầu họng phổ biến ở nam giới gấp 4 lần so với ở nữ giới. Loại virus HPV có thể lây nhiễm vào miệng và cổ họng gây ra ung thư vòm họng (vùng phía sau cổ họng bao gồm cả lưỡi và amidan).
2.3. Tuổi càng cao, nguy cơ mắc ung thư do HPV càng lớn
Tuổi thọ của nam giới có xu hướng cao hơn so với nữ giới. Điều này tỷ lệ thuận với khả năng mắc bệnh. Do đó, việc tiêm vacxin HPV cho nam giới giúp phòng ngừa và bảo vệ khỏi các bệnh ung thư có liên quan tới loại virus này trong khoảng thời gian nhất định.
3. Điều cần lưu ý khi tiêm vắc xin cho nam giới
Để có thể hiểu rõ hơn về hoạt động tiêm vắc xin HPV cho nam, dưới đây là một số lưu ý cần biết khi tiêm loại vacxin này:
3.1. Độ tuổi thích hợp để tiêm vắc xin HPV cho nam giới
Theo khuyến cáo, nam giới nên tiêm phòng HPV trong khoảng từ 9 đến 26 tuổi. Loại vắc xin này có thể phát huy hiệu quả tốt nhất với những người chưa quan hệ tình dục. Độ tuổi được đánh giá tốt nhất để đạt lợi ích từ loại vacxin này là độ tuổi từ 11 – 13 tuổi.
Các đối tượng như người đồng tính nam, lưỡng tính; bị hội chứng suy giảm miễn dịch (bao gồm HIV/AIDS) cũng nên chủ động tiêm vắc xin ngừa virus HPV trước 45 tuổi.
Nam giới nhiễm một hoặc nhiều chủng HPV vẫn có thể tiêm phòng ngừa. Loại vacxin này có thể bảo vệ chống lại các loại virus HPV khác có trong vắc xin mà người tiêm chưa bị nhiễm.
3.2. Tiêm vắc xin HPV cho nam giới không nên tiêm cho đối tượng nào?
Tiêm vacxin HPV khuyến cáo nên tiêm cho tất cả mọi đối tượng để giúp ngăn ngừa nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu thuộc một trong những nhóm đối tượng dưới đây, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiêm nhằm hạn chế sự tương tác các thành phần của thuốc có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe:
– Có phản ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần nào có trong vacxin ở những lần tiêm trước.
– Có bệnh lý nền, bệnh cấp tính hoặc đang trong quá trình sử dụng thuốc điều trị bệnh.
– Bệnh liên quan đến rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu.
3.3. Tác dụng phụ nam giới có thể gặp phải sau khi tiêm vắc xin
Vacxin HPV được đánh giá cao về độ an toàn, đem lại hiệu quả phòng bệnh khá tốt. Vì vậy, mọi người có thể yên tâm khi sử dụng loại vacxin này, các phản ứng nghiêm trọng của vắc xin rất hiếm khi xảy ra.
Tuy nhiên sau tiêm, một số phản ứng vẫn có thể xảy ra ở mức độ nhẹ và vừa. Do đó, bạn nên chủ động theo dõi các triệu chứng bất thường và thông báo với bác sĩ nếu sức khỏe gặp vấn đề nghiêm trọng.
Một số phản ứng tại chỗ có thể gặp sau khi tiêm vacxin là: Sưng tấy, đau hoặc thậm chí xuất hiện vết bầm tại vị trí tiêm. Các phản ứng này thường khá phổ biến và sẽ thuyên giảm sau một thời gian ngắn.
Ngoài ra, một vài trường hợp cơ thể sẽ xảy ra phản ứng toàn thân khác như: Sốt nhẹ, đau nhức người, cơ thể mệt mỏi, uể oải… Trong trường hợp xuất hiện tình trạng dị ứng, ngứa ngáy toàn thân, khó thở hoặc ngất xỉu, bạn nên tới cơ sở y tế gần nhất để được xử lý các phản ứng kịp thời.
3.4. Một số điều cần lưu ý khác sau khi tiêm phòng
– Sau khi tiêm, để phát huy tối đa tác dụng, mỗi người nên chủ động chăm sóc sức khỏe, vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Đây là cách ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn, virus lây nhiễm qua đường tình dục. Đặc biệt, khi quan hệ tình dục, bạn nên sử dụng các biện pháp an toàn, hạn chế lây nhiễm bệnh cho đối phương.
– Nên duy trì một tinh thần vui vẻ, thoải mái, hạn chế tâm lý căng thẳng sau tiêm.
– Không sử dụng các sản phẩm có chứa chất kích thích, đặc biệt là thuốc lá và rượu bia.
Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn và biết được một số lưu ý khi tiêm vắc xin HPV cho nam giới và chủ động tiêm phòng sớm. Nếu như còn thắc mắc cần giải đáp thêm về vấn đề này, liên hệ ngay tới Hệ thống y tế Thu Cúc TCI để nhận hỗ trợ sớm nhất!