Răng khôn là nỗi ám ảnh của bất kỳ ai bởi những cơn đau nhức, sưng tấy kéo dài dai dẳng. Theo các chuyên gia nha khoa, răng khôn nếu không được xử trí kịp thời có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu về các biện pháp xử lý răng khôn mọc ngang đúng cách ngay sau đây!
Menu xem nhanh:
1. Nhận biết răng khôn mọc
Răng khôn là từ được dùng để chỉ những chiếc răng hàm số 8 mọc cuối cùng của các bên hàm. Răng khôn thường mọc khi mọi người đã trưởng thành, ở độ tuổi từ 17 tới 25. Khi đó, cung hàm đã có đầy đủ các răng khác nên răng khôn thường không còn vị trí để mọc, gây ra tình trạng mọc lệch, mọc xiên xẹp và gây ra nhiều phiền toái.
Khi mọc, răng khôn thường gây ra tình trạng:
– Đau nhức: Cơn đau nhức từ xương hàm, lan ra vùng lợi quanh răng và vùng má. Trong nhiều trường hợp, cơn đau có thể lan ra vùng thái dương, gây đau đầu. Các cơn đau có thể nghiêm trọng hơn nếu mọi người bị viêm lợi trùm, khi ăn uống, nói chuyện.
– Sưng nướu: Răng khôn trồi lên làm ảnh hưởng tới nướu răng và có thể dẫn tới tình trạng viêm nhiễm nướu.
– Sốt nhẹ: Hiện tượng sốt nhẹ là tình trạng thường gặp ở người khi mọc răng. Những cơn sốt có thể dễ dàng biến mất khi răng đã ổn định. Tuy nhiên nếu răng khôn mọc trong thời gian dài, cơn sốt có thể kéo dài hoặc sốt cao khó hạ. Điều này dẫn tới tình trạng người mọc răng khôn thường cảm thấy mệt mỏi, ăn không ngon, chán nản với những chiếc răng khôn phiền toái.
– Hôi miệng: Nguyên nhân do thức ăn dễ bị dắt vào vùng giáp ranh giữa răng số 7 và số 8, vi khuẩn phát triển quá mức gây viêm lợi và sâu răng số 7. Vì vậy, một trong những tình trạng thường gặp ở những người mọc răng khôn chính là hôi miệng, miệng có mùi khó chịu.
2. Vì sao cần nhổ răng khôn mọc ngang?
Các bác sĩ nha khoa cho biết, răng khôn mọc có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời:
– Viêm nha chu
– Xô lệch răng khác
– Sâu răng số 7
– U, nang thân răng
– U nguyên bào men…
Hơn thế nữa, những cơn đau do răng khôn mọc luôn kéo dài dai dẳng, cản trở sinh hoạt và học tập của mọi người. Do vậy, người bệnh cần được thăm khám và điều trị kịp thời để bảo vệ sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất.
Tuy nhiên, xử trí răng khôn cần có sự chỉ định của bác sĩ có chuyên môn cao. Một số trường hợp không thể nhổ bỏ hoặc cần can thiệp bằng phương pháp chuyên sâu hơn vì có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro như:
– Răng khôn mọc ở vị trí tập trung nhiều dây thần kinh xương hàm, dây thần kinh thị giác.
– Người mắc các bệnh mạn tính: Rối loạn đông máu, tim mạch, huyết áp, tiểu đường, ung thư…
– Người đang trong thời kỳ mang thai, đang cho con bú.
3. Cách xử lý răng khôn mọc ngang
3.1. Phương pháp truyền thống
Phương pháp truyền thống sử dụng kìm và cây bẩy để nhổ răng. Kìm và cây bẩy có tác dụng làm lung lay, đứt các dây chằng quanh răng. Sau đó, bác sĩ sẽ lấy răng ra ngoài, vệ sinh lại khoang miệng và khâu thẩm mỹ để vết thương nhanh lành.
Ưu điểm của phương pháp này là chi phí khá phù hợp với điều kiện tài chính của nhiều người và được thực hiện rộng rãi ở nhiều nha khoa.
Nhược điểm: Gây đau, chảy máu, tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, thời gian thực hiện lâu, lâu lành thương, tổn thương tới nướu và xương ổ răng.
3.2. Phương pháp hiện đại
Phương pháp hiện đại sử dụng máy siêu âm Piezotome để nhổ răng khôn ra ngoài. Máy có tác dụng làm đứt dây chằng quanh răng nhẹ nhàng, giúp bác sĩ thao tác nhổ răng nhanh chóng với rất nhiều ưu điểm vượt trội:
– Sóng siêu âm đi quanh răng, giúp tác động và làm đứt dây chằng nhẹ nhàng, nhanh chóng.
– Hạn chế xâm lấn và làm tổn thương nướu, xương ổ răng tối đa trong quá trình bác sĩ thao tác.
– Hạn chế gây đau, hạn chế chảy máu trong quá trình nhổ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái nhất.
– Giảm sưng nề và tê bì vùng má, môi do hạn chế tác động, bảo toàn tối đa dây thần kinh quanh răng.
– Thời gian nhổ răng được rút ngắn hơn so với nhổ răng bằng phương pháp truyền thống, chỉ còn từ 10-15 phút.
– Không có nguy cơ biến chứng sau nhổ, quá trình lành thương diễn ra nhanh chóng.
Tuy nhiên, phương pháp này có chi phí cao và đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn vững vàng, kết hợp sử dụng hệ thống máy móc hiện đại.
4. Chăm sóc răng đúng cách
Sau khi nhổ răng khôn, mọi người cần chăm sóc răng khoa học để quá trình lành thương diễn ra nhanh. Cụ thể:
– Trong khoảng 1-2 ngày đầu sau khi nhổ răng, bạn có thể gặp phải một số tình trạng như đau, sưng tấy nướu. Đây là biểu hiện bình thường, có thể xử trí bằng việc cầm máu, chườm lạnh, uống thuốc… theo chỉ dẫn của bác sĩ.
– Vệ sinh răng miệng đúng cách bằng việc chải răng nhẹ nhàng 2-3 lần với kem đánh răng có chứa Flour sau khi ăn, sau khi thức dậy.
– Sử dụng các dụng cụ vệ sinh răng miệng chuyên dụng để làm sạch thức ăn thừa, mảng bám ở kẽ răng như chỉ tơ nha khoa, máy tăm nước.
– Súc miệng sạch bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch theo khuyến cáo của bác sĩ nha khoa.
– Ăn những thực phẩm lành mạnh, giàu vitamin tốt cho răng miệng như vitamin E, C, A…
– Uống đủ nước, sử dụng sữa chua, chế phẩm từ sữa để bổ sung lợi khuẩn, cân bằng môi trường trong khoang miệng.
– Tái khám ngay khi phát hiện đau nhức, sưng nề, chảy máu bất thường không thuyên giảm sau khi đã sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Xử lý răng khôn mọc ngang kịp thời và đúng cách là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe răng miệng và ngăn chặn nguy cơ biến chứng do răng khôn gây ra. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tìm tới các cơ sở nha khoa uy tín, do bác sĩ có chuyên môn thăm khám khi có nhu cầu nhổ răng khôn hay điều trị các bệnh lý nha khoa khác.