Xử lý nhanh lấy dị vật trong lỗ mũi trẻ

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Đinh Văn Luân

Bác sĩ Tai Mũi Họng

TCI vừa tiếp nhận điều trị lấy dị vật trong lỗ mũi trẻ với dị vật là một sợi dây chuyền vàng. Dù việc xử lý dị vật mũi trong trường hợp này khá nhanh và không có hậu quả nghiêm trọng gì, nhưng đây cũng là tiếng chuông cảnh báo cha mẹ về vấn đề dị vật tai mũi họng của con.

1. Giật mình phát hiện con tự nhét dây chuyền vào mũi

Bác sĩ Nguyễn Chí Trung của TCI cho biết: Ngày 20/07/2023, khoa Tai Mũi Họng TCI đã tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nhi có dị vật mũi đặc biệt. Bệnh nhân là bé trai mới 1 tuổi với dị vật là sợi dây chuyền vào trong cánh mũi. Đến bây giờ, cả bố mẹ cũng không hiểu tại sao con lại có thể cho nguyên sợi dây chuyền vào mũi như thế được, vì thời gian bố mẹ rời mắt khỏi con cũng rất chóng vánh.

Hiện nay, dị vật tai mũi họng nói chung và dị vật mũi nói riêng không phải là hiện tượng hiếm gặp. Trong đó, đối tượng chủ yếu nhất vẫn là trẻ em. Do các em nhỏ vẫn đang trong quá trình thử nghiệm, tìm tòi, khám phá thế giới, lại không ý thức về những nguy hiểm của dị vật trong mũi, họng nên sẽ rất dễ bị tình trạng dị vật nếu không được cha mẹ quan sát và đề phòng. Ngoài ra, trẻ em cũng thường nghịch ngợm mà nhét dị vật vào tai, mũi, họng. Nếu cha mẹ không để ý, dị vật có thể trở thành dị vật bỏ quên và lâu ngày tạo nên những vấn đề cần can thiệp y tế.

lấy dị vật trong lỗ mũi

Hình ảnh dây chuyền trong lỗ mũi của trẻ 1 tuổi (Ảnh: TCI)

2. Dị vật trong mũi tiềm tàng nhiều nguy hiểm

Tùy theo dị vật tồn tại trong mũi là vật gì mà có thể sẽ ảnh hưởng theo các cách khác nhau đến người bệnh. Thế nhưng, cũng rất nhiều dị vật trong mũi gây những vấn đề trực tiếp đến chúng ta. Với các dị vật kích thước lớn hoặc hình dạng đặc biệt, sắc nhọn, dị vật có thể làm xước niêm mạc mũi, đâm vào thành mũi và gây tình trạng chảy máu. Nếu để lâu, có thể gây vấn đề viêm nhiễm trong khoang mũi.

Với trường hợp dị vật là côn trùng, chúng có thể tấn công (cắn, đâm,..) và khiến người bệnh khó chịu. Thông thường, với dị vật là vật sống, bệnh nhân cần được bác sĩ thăm khám và lấy ra đúng cách, tránh tình trạng làm kích động chúng khiến chúng tấn công hoặc chui sâu hơn vào trong hốc mũi. Điều đó có thể khiến việc loại bỏ dị vật mũi sau này khó khăn và rắc rối hơn.

Bác sĩ Nguyễn Chí Trung cũng cho biết: “Dị vật mũi có nguy cơ rơi xuống đường thở”. Khi trở thành dị vật đường thở, người bệnh sẽ phải đối mặt với các vấn đề lớn hơn mà biến chứng xa có thể là các hiện tượng như: nhiễm trùng phế quản, viêm họng, viêm thanh – phế quản, giãn phế quản, viêm phổi, áp xe phổi, xẹp phổi,… Trong tình huống dị vật rơi vào khu vực đường thở, bệnh nhân có thể bị khó thở, nghẹt thở, thậm chí là tắc thở, cần cấp cứu can thiệp gấp để bảo vệ tính mạng.

3. Xử trí nhanh chóng khi bị dị vật trong mũi

3.1. Thực hiện phương pháp phù hợp để lấy dị vật ở trong lỗ mũi

Khi có hiện tượng dị vật mũi, với người lớn, chúng ta có thể thử phương pháp xì mũi để đẩy dị vật ra khỏi mũi. Tuy nhiên, với các em bé chưa biết cách xì mũi thì việc hướng dẫn này khá khó. Cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y khoa Tai Mũi Họng để các bác sĩ có chuyên môn và đầy đủ dụng cụ phù hợp để lấy dị vật ra khỏi mũi trẻ.

Với những tình huống dị vật là các đồ điện tử hay đồ có hóa chất, cần nhanh chóng lấy dị vật càng sớm càng tốt để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.

Trong trường hợp hợp vật sống chui vào mũi, cần bất hợt vật sống trước khi gắp chúng ra khỏi mũi để đảm bảo an toàn cho người bệnh khi thực hiện kỹ thuật này.

Với trường hợp trẻ bị dị vật dây chuyền trên, rất may cha mẹ đã đưa trẻ đến sớm bệnh viện để gắp dị vật. Với dụng cụ và kỹ thuật phù hợp, rất nhanh chóng, sợi dây chuyền đã được lôi ra mà không để lại ảnh hưởng hay bất cứ tổn thương nào cho bé.

lấy dị vật trong lỗ mũi

Khi mũi trẻ có dị vật, nên đưa trẻ đi khám để được điều trị phù hợp, đúng cách

3.2. Những lưu ý không thể bỏ qua khi bị dị vật trong mũi

Vì là tình huống khá dễ bắt gặp trong đời sống, dị vật mũi cũng có nhiều mẹo truyền miệng về cách loại bỏ. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý tránh những sai lầm mà nhiều người đang mắc phải khi chữa dị vật mũi:

3.2.1. Các hành động khiến dị vật mũi thành dị vật nguy hiểm

– Dùng tay để cạy lấy dị vật trong lỗ mũi ra. Việc này không những khó thành công trong việc đẩy dị vật khỏi mũi, mà còn dễ khiến dị vật bị chui sâu vào mũi hơn, khiến người bệnh khó chịu hơn cũng như việc lấy dị vật lại thêm khó khăn. Trong một số tình huống, dị vật có thể sắc cạnh. Ngón tay khi đẩy dị vật cũng vô tình khiến dị vật tác động và xước niêm mạc mũi hơn, gây viêm nhiễm khó chịu hơn.

– Dụi mũi. Dị vật trong mũi thường kèm theo cảm giác ngứa ngáy. Đó cũng là lý do mà người bệnh dễ ngoáy mũi, hoặc dụi mũi khi bị dị vật vào mũi. Tuy nhiên, hành động này dễ làm dị vật càng sâu vào trong mũi hơn. Do đó, hãy hạn chế điều này khi biết có dị vật trong mũi.

lấy dị vật trong lỗ mũi

Tránh ngoái mũi, dụi mũi khi mũi có dị vật

– Tự lấy dị vật trong lỗ mũi khi bản thân không có đủ chuyên môn và dụng cụ cần thiết. Nhiều người thường nghĩ rằng, với kẹp y tế thường được dùng trong bệnh viện thì có thể thao tác gắp dị vật. Tuy nhiên, nếu không đủ chuyên môn thì không những bạn không gắp được dị vật mà còn có thể gây các thương tích trong mũi. Thêm nữa, cũng tương tương tự như tình huống dùng tay lấy dị vật, các vật trong mũi có thể bị đẩy vào sâu bên trong hốc mũi.

3.2.2. Những quan niệm sai lầm trong điều trị dị vật mũi

– Không đi thăm khám sớm khi phát hiện ra tình trạng dị vật trong mũi. Có thể, với nhiều người, dị vật mũi không nguy hiểm và khó chịu bằng dị vật họng, thế nên việc điều trị không được cấp thiết. Tuy nhiên, như đã nói, dị vật mũi có thể rơi xuống họng và đường thở, trở thành dị vật đường thở cùng những nguy hiểm tiềm tàng. Đặc biệt là với trẻ em, tình trạng dị vật bỏ quên trong mũi rất dễ trở thành dị vật đường thở. Do đó, cha mẹ nên chú ý để giúp con phát hiện và lấy dị vật nhanh chóng.

Phát hiện dị vật trong mũi trẻ bằng cách xem xét các hành động bất thường của trẻ như: tình trạng chảy dịch một bên mũi trẻ, trẻ thường hay dụi mũi hoặc ngoáy mũi, một số dị vật gây xước niêm mạc và có thể dẫn đến chảy máu mũi. Cha mẹ nên chú ý kiểm tra mũi trẻ để có thể điều trị sớm cho trẻ, tránh những biến chứng nguy hiểm không cần thiết khác.

Như vậy, lấy dị vật trong lỗ mũi trẻ là thao tác nên thực hiện sớm để tránh những biến chứng mà hiện tượng dị vật mũi có thể gây nên. Nhân đây, cha mẹ cũng nên chú ý trong khi trông con, cần cẩn thận quan sát rẻ, tránh để những tai nạn bất ngờ như hóc dị vật có thể xảy đến.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital