Xử lý khó thở cho bệnh nhân ung thư

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Khó thở là một trong những tác dụng phụ có thể gặp trong quá trình điều trị ung thư. Khó thở do nhiều nguyên nhân như: các rối loạn mạn tính ở phổi, tác dụng phụ của thuốc, hóa chất, tia xạ… Vậy làm thế nào để có thể xử lý khó thở cho bệnh nhân ung thư?

Khó thở xuất hiện khi không đủ oxy phân phối trong cơ thể. Khó thở có thể do phổi không đủ khả năng dung nạp đủ không khí hoặc do không thể phân phối đủ oxy cho máu. Đây là triệu chứng do nhiều bệnh gây nên bao gồm: các rối loạn mạn tính ở phổi, tắc đường dẫn khí, viêm phổi, đau, bất động, suy dinh dưỡng, béo phì, sang chấn tâm lý, sau phẫu thuật, thiếu máu, tác dụng phụ của thuốc, hóa chất, tia xạ, xâm lấn của khối u, tràn dịch màng phổi…

Khó thở cũng là biểu hiện thường thấy ở bệnh nhân ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng, nhất là khi vị trí khối u ác tính ở gần trung thất gây chèn ép các cơ quan lân cận như phế quản, thực quản, tim… Thực tế cho thấy, có đến trên 40% bệnh nhân mắc ung thư phổi phát hiện bệnh khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Xử lý khó thở cho bệnh nhân ung thư

Khó thở xuất hiện khi không đủ oxy phân phối trong cơ thể.

Dấu hiệu khó thở 

  • Khó thở khi nghỉ ngơi hoặc khi tập luyện
  • Đau ngực
  • Thở nhanh
  • Mạch nhanh
  • Da xanh xám
  • Da sờ thấy lạnh, ẩm
  • Thỏ kèm tiếng rít

Xử trí khó thở
Bệnh nhân cần làm gì?

  • Giữ bình tĩnh
  • Ngồi dậy hoặc nằm nghiêng một góc 45 độ bằng ối hoặc giường
  • Thực hiện y lệnh của bác sĩ như: thở oxy, thuốc chống co thắt…
  • Kiểm tra nhiệt độ, nhịp thở, mạch, huyết áp
  • Mở cửa sổ để cung cấp thêm không khí
  • Hướng dẫn cho bệnh nhân hít thở sâu qua đường mũi và thở qua miệng.
  • Nếu vẫn cảm thấy không thuyên giảm sau 5 phút, cần ngồi dậy bên thành giường hoặc ghế đẩu, hai tay để xuôi, đệm gối sau vai, đầu hướng nhẹ ra phía trước.
  • Nếu ho, cần chú ý số lượng đờm, màu sắc, mùi đờm
  • Không nên nằm thẳng
Xử lý khó thở cho bệnh nhân ung thư

Mở cửa sổ để cung cấp thêm không khí

Người nhà bệnh nhân cần làm gì?

  • Kiểm tra nhịp tim trong 1 phút của người bệnh bằng cách sử dụng đồng hồ (không nói cho người bệnh biết vì nếu họ biết, người bệnh có thể thở nhanh hoặc chậm hơn)
  • Theo dõi xem người bệnh có bị sốt không
  • Khi người bệnh cảm thấy khó thở, thay hoặc nới lỏng quần áo nếu bị chật
  • Cho người bệnh ngồi ở tư thế thoải mái
  • Nhắc người bệnh hít vào chậm và sâu, sau đó thở ra thật chậm
  • Đưa người bệnh ra khỏi vùng có nhiệt độ cao vì có thể gây khó thở.
  • Lưu ý thời điểm người bệnh bị thở dốc (Khi hoạt động bình thường, khi nói chuyện, hay khi nghỉ ngơi?) Cũng để ý khi thở dốc người bệnh đang đứng, ngồi hay nằm.
  • Ở gần cửa sổ thoáng mát hoặc gần quạt nhẹ có thể giúp một số người bệnh cảm thấy dễ thở hơn.
  • Cho người bệnh uống thuốc hoặc sử dụng ống hít theo chỉ dẫn của bác sĩ
  • Nếu người bệnh được chỉ định dùng máy thở oxy tại nhà, cần biết cách thiết lập và sử dụng an toàn (Không thay đổi tốc độ dòng khí nếu không có chỉ dẫn của bác sỹ).
  • Thử kĩ thuật thư giãn như nghe nhạc, mát xa hoặc xoa bóp cho bệnh nhân.
  • Khuyến khích động viên bệnh nhân để bệnh nhân yên tâm

Để tránh khó thở, người bệnh không nên:

  • Vận động quá sức, khi đi lại bên sử dụng xe đẩy, không đi bộ quá xa, tránh đi lên đi xuống cầu thang nhiều sẽ khiến tình trạng khó thở tăng lên.
  • Ăn quá no

Báo cáo bác sĩ trong các trường hợp:

Xử lý khó thở cho bệnh nhân ung thư

Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp.

  • Khó thở tăng lên, đau ngực
  • Có nhiều đờm vàng, xanh, lẫn máu
  • Da xanh, xám, lạnh
  • Kèm theo sốt
  • Mũi phập phồng trong khi thở
  • Có tiếng rít

Ngoài ra, với những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, bác sĩ thường tập trung vào cảm giác khó thở của bệnh nhân bằng cách:

  • Cung cấp oxy thường là điều trị ban đầu
  • Chỉ định các loại thuốc như Morphine thường được sử dụng để giảm khó thở, giảm nhịp thở, tăng độ sâu của hơi thở.

Thông tin trên đây chỉ mang tính tham khảo. Để biết thêm chi tiết hoặc đăng ký khám và điều trị ung thư, chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư tại Khoa ung bướu – Phòng khám chuyên gia Singapore, Bệnh viện Thu Cúc, vui lòng liên hệ: 0907 245 888.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital