Xạ trị là một trong những phương pháp điều trị thường được chỉ định cho bệnh nhân ung thư phổi các giai đoạn. Vậy xạ trị ung thư phổi là gì và tác dụng của phương pháp này như thế nào?
Menu xem nhanh:
1. Xạ trị ung thư phổi là gì?
Xạ trị là phương pháp sử dụng tia năng lượng cao để tiêu diệt, làm nhỏ kích thước tế bào ung thư, kết hợp bổ trợ với các phương pháp điều trị khác đảm bảo kết quả điều trị đạt hiệu quả cao nhất.
Với ung thư phổi, xạ trị là một trong những phương pháp điều trị vùng thường được bác sĩ xem xét, ngay cả ở giai đoạn ung thư sớm hay muộn.
Xạ trị ung thư phổi có thể được bác sĩ xem xét chỉ định trong các trường hợp:
- Ung thư phổi giai đoạn sớm ( giai đoạn I, II) nhưng bệnh nhân không đáp ứng được phẫu thuật do chức năng hô hấp kém, thể trạng yếu
- Bệnh nhân sau phẫu thuật: xạ trị chỉ định sau phẫu thuật ung thư phổi như một phương pháp bổ trợ giúp tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại, giảm nguy cơ ung thư tái phát tại chỗ cho người bệnh
- Xạ trị có thể chỉ định kết hợp với hóa trị liệu điều trị cho bệnh nhân ung thư không thể phẫu thuật hoặc sau phẫu thuật
- Xạ trị cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối với mục đích làm giảm sự tăng trường mô bướu gây chèn ép.
2. Những tác dụng phụ có thể gặp ở bệnh nhân xạ trị ung thư phổi
Tác dụng phụ trong điều trị ung thư là điều khó tránh, xạ trị cũng không ngoại lệ. Xạ trị là phương pháp điều trị cục bộ nên tác dụng phụ cũng thường giới hạn ở những khu vực được xạ trị do những mô bình thường có các tế bào phân chia nhanh hơn có thể bị ảnh hưởng.
Khi xạ trị ở vùng ngực, phổi có thể bị ảnh hưởng. Một trong những thay đổi sớm có thể gặp là giảm lượng surfactant – chất của phổi giúp đường dẫn khí được mở thông thoáng. Việc giảm surfactant làm cho phổi không nở ra hết sức được gây thở ngắn hoặc ho. Xạ trị vùng ngực cũng có thể gây tác dụng phụ đến thực quản gây phù nề, viêm sưng hay tình trạng khó nuốt cùng các biểu hiện khác như buồn nôn, nôn ói.
Những tác dụng phụ trên có thể xuất hiện trong vòng vài ngày đầu hoặc sau vài tuần điều trị hoặc sau khi kết thức điều trị. Tùy từng tác dụng phụ gặp phải mà bác sĩ sẽ chỉ định hướng giảm nhẹ phù hợp. So với những tác dụng mà xạ trị đem lại thì các tác dụng phụ là có thể chấp nhận và kiểm soát nên người bệnh không nên vì lo lắng về tác dụng phụ có thể gặp mà bỏ ngang quá trình điều trị.
Điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi như thế nào còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Chỉ định xạ trị đơn thuần hay kết hợp bổ trợ cùng với các phương pháp điều trị khác như phẫu thuật, hóa trị, điều trị nhắm đích… sẽ được bác sĩ cân nhắc dựa vào tình trạng bệnh cụ thể của mỗi người.
Với mong muốn đem đến cơ hội điều trị ung thư theo phác đồ chuẩn 100% Singapore – một trong những đất nước có nền khoa học y tế đi đầu trong điều trị ung thư trên thế giới, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã hợp tác toàn diện với đội ngũ chuyên gia giỏi tại đây trong xây dựng phác đồ điều trị bệnh. Chịu trách nhiệm chính trong điều trị ung thư phổi tại Bệnh viện Thu Cúc là TS. BS Lim Hong Liang.