Người bị viêm túi mật cấp tính thường gặp cơn đau khó chịu, nôn, buồn nôn, chán ăn. Vì bệnh mà cả sức khỏe và tinh thần đều giảm sút. Viêm túi mật có nguy hiểm không, cách điều trị và phòng ngừa là những thông tin được nhiều người quan tâm.
Menu xem nhanh:
1. Viêm túi mật có nguy hiểm không?
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm túi mật sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe. Trước hết người bệnh viêm túi mật cấp tính phải chịu những cơn đau khó chịu, nôn, buồn nôn, chán ăn…Khi viêm túi mật chuyển sang giai đoạn xuất hiện biến chứng, tình trạng sẽ cực kỳ nguy hiểm. Vì biến chứng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của bệnh nhân.
– Viêm phúc mạc mật
Viêm túi mật theo kéo dài sẽ gây tắc nghẽn đường mật, ứ nước, viêm nhiễm tạo thành ổ mủ trong túi mật. Ổ mủ này có thể bị thủng dẫn đến dịch tràn vào ổ bụng gây viêm phúc mạc. Viêm phúc mạc là một biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Người bệnh tụt huyết áp, sốc, trụy tim, thậm chí là tử vong. Ổ bụng bị viêm nhiễm phải xử lý sạch nếu không sẽ gây nên những hậu quả nặng nề.
– Viêm mủ, áp-xe đường dẫn mật
Phần túi mật bị viêm có thể tạo thành khối áp – xe. Tuy chưa đến nỗi nguy hiểm như viêm phúc mạc, nhưng nếu khối áp xe không được bao bọc nữa sẽ vỡ ra và tràn dịch. Tình trạng này gây đau đớn và nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.
– Tiến triển thành viêm túi mật mạn tính, tăng nguy cơ ung thư
Một số người bệnh có cơ địa tốt, các đợt viêm túi mật cấp sẽ chuyển thành viêm túi mật mạn tính. Người bị viêm túi mật mạn tính sẽ có các triệu chứng như đau âm ỉ mạn sườn trái, ợ hơi, chán ăn, mệt mỏi, khó tiêu…Các triệu chứng này tuy không dữ dội nhưng dai dẳng rất mệt mỏi. Nguy hiểm hơn viêm túi mật mạn tính có thể làm gia tăng tỉ lệ ung thư túi mật. Trường hợp này cần theo dõi định kỳ phòng ngừa ung thư.
2. Xử trí như thế nào khi phát hiện viêm túi mật?
2.1. Đến bệnh viện ngay
Viêm túi mật thực sự nguy hiểm. Vì vậy đừng bỏ qua các triệu chứng nghi ngờ viêm túi mật để tránh xảy ra những rủi ro đáng tiếc. Một số triệu chứng viêm túi mật cấp được lưu ý là:
– Đau dưới sườn phải. Cơn đau có thể lan ra cả phần lưng và vai phải
– Sốt cao. Bệnh nhân sốt cao 39 – 40 độ, có thể buồn nôn hoặc nôn
– Da và nước tiểu chuyển vàng. Màu da, màu nước tiểu chuyển vàng rõ rệt cũng là một triệu chứng của viêm túi mật.
Khi gặp các triệu chứng này người bệnh cần nhập viện ngay. Khi bị viêm túi mật và có chỉ định phẫu thuật thì bệnh nhân cần tuân thủ. Vì phẫu thuật cần được thực hiện càng sớm càng tốt, thông thường là sau khoảng 72h kể từ khi sử dụng kháng sinh.
2.2. Lưu ý
Đặc biệt, nếu có biến chứng thì cần cấp cứu kịp thời, không được tự ý dùng thuốc hay điều trị tại nhà. Nên đến ngay cơ sở y tế để được xử trí ngay, tránh biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Sau khi điều trị biến chứng (nếu có) và cắt bỏ túi mật, bệnh nhân yên tâm vì cơ thể và hệ tiêu hóa vẫn sẽ hoạt động bình thường. Một số vấn đề có thể xảy ra sau cắt túi mật như khó tiêu, rối loạn tiêu hóa khi tiêu thụ quá nhiều chất béo… Tuy nhiên tình trạng này sẽ chấm dứt sau một thời gian ngắn. Cần chú ý chế độ ăn uống của mình, bổ sung nhiều chất xơ hơn.
3. Các phương pháp điều trị viêm túi mật
Viêm túi mật được điều trị như thế nào tùy thuộc vào mức độ và tình trạng bệnh.
3.1. Phẫu thuật điều trị viêm túi mật
Viêm túi mật cấp tính sẽ được điều trị ngoại khoa bằng phẫu thuật mở hoặc phẫu thuật nội soi.
– Phẫu thuật nội soi là phương pháp đang được ưa chuộng. Ưu điểm: ít đau, phục hồi nhanh, tiết kiệm thời gian, gần như không có sẹo.
– Phẫu thuật mở được thực hiện khi bệnh nhân không thích hợp mổ nội soi hoặc các lý do khác. Bác sĩ sẽ tiến hành rạch da ở vùng bụng và tiến hành cắt túi mật bằng dụng cụ phẫu thuật.
3.2. Sử dụng thuốc
Nếu bệnh nhân bị viêm túi mật mạn tính hoặc có biến chứng nhiễm trùng, bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh. Các loại thuốc được kê bao gồm thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh… Đồng thời, bệnh nhân cũng cần có chế độ ăn kiêng cữ, chia nhỏ bữa ăn, giảm áp lực cho thành mật. Ăn giảm chất béo và ăn nhiều rau xanh hơn.
3.3. Dẫn lưu kết hợp phẫu thuật cắt bỏ túi mật
Phương pháp dẫn lưu kết hợp phẫu thuật áp dụng cho bệnh nhân gặp biến chứng viêm phúc mạc, áp xe. Bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền, già yếu cũng có thể chỉ định phương pháp này. Sau khi xử trí được các dịch mủ, tình hình bệnh nhân ổn định sẽ phẫu thuật cắt bỏ túi mật để điều trị triệt để.
4. Lưu ý phòng ngừa viêm túi mật
Có một số lưu ý cần thực hiện để phòng ngừa và kiểm soát bệnh viêm túi mật, cụ thể:
– Ăn sạch, sống xanh, hạn chế chất béo, đồ chiên rán, đồ hộp hoặc đồ khó tiêu
– Sử dụng các thực phẩm tốt như dầu ăn thực vật. Bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất xơ, rau xanh, sữa đậu nành, ăn nhiều trái cây
– Tăng cường vận động, thể dục nhịp nhàng giúp cơ thể luôn lưu thông, có lợi cho hoạt động của đường mật
– Phụ nữ nên cẩn trọng trong việc dùng các loại thuốc ngừa thai
– Cần ghi nhớ việc thăm khám sức khỏe tiêu hóa định kỳ, xổ giun theo lịch,
Viêm túi mật có nguy hiểm không – hẳn bạn đã tìm được câu giải đáp thông qua bài viết này của chúng tôi. Hãy xây dựng một chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh, khám sức khỏe thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh. Đồng thời, đừng chần chừ việc điều trị viêm túi mật. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, rủi ro sẽ rất cao, thậm chí còn ảnh hưởng đến tính mạng.