Viêm trợt dạ dày là bệnh lý rất phổ biến ở đường tiêu hóa. Tuy nhiên, do triệu chứng bệnh không rõ ràng nên dễ bị bỏ quá và gây ra những biến chứng nguy hiểm khi bệnh trở nặng. Người bệnh cần nhận biết sớm và tiến hành điều trị ngay.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về viêm trợt dạ dày
1.1. Viêm trợt dạ dày là gì?
Viêm trợt dạ dày xảy ra khi xuất hiện các vết xước nhẹ (hay gọi là trợt) trên thành niêm mạc dạ dày. Lớp niêm mạc rất mỏng manh nên khi thức ăn cọ sát vào thành dạ dày trong quá trình co bóp sẽ gây ra các tổn thương kể trên.
2.2. Nhận biết dấu hiệu viêm trợt dạ dày
Khi bị viêm trợt bạn có thể gặp những dấu hiệu sau đây:
– Đau vùng thượng vị: Cơn đau thượng vị xuất hiện quanh vùng trên rốn, dưới xương ức, thường xuất hiện sau khi ăn. Có thể đau theo mức độ khác nhau, đau âm ỉ hoặc dữ dội tùy vào tình trạng người bệnh.
– Ợ chua, ợ hơi: Khi dạ dày có vết trợt gây cản trở việc tiêu hóa, dạ dày phải tăng tiết acid dịch vị và dễ khiến thức ăn bị đọng lại rồi lên men gây ra ợ hơi.
– Nôn nao, nôn: Cũng từ nguyên nhân dịch vị tiết ra quá nhiều và ợ hơi liên tục khiến cho người bệnh luôn có cảm giác buồn nôn.
– Sụt cân không rõ nguyên nhân: Khi dạ dày gặp vấn đề sẽ gây ra rối loạn và suy giảm chức năng tiêu hóa. Hậu quả của việc này là người bệnh thường chán ăn, mệt mỏi, thiếu chất và dần dần sụt cân.
Các bệnh lý thuộc đường tiêu hóa thường có các triệu chứng khá giống nhau. Vì vậy để tránh nhầm lẫn và thực hiện điều trị không đúng cách bạn nên chủ động thăm khám với bác sĩ chuyên khoa ngay khi nhận thấy những dấu hiệu khác thường.
2. Mức độ nguy hiểm khi viêm trợt dạ dày không được điều trị sớm
Viêm trợt ở dạ dày phát triển theo 2 giai đoạn từ dạng cấp tính tới mạn tính. Khi bệnh ở giai đoạn khởi phát, các tổn thương còn nhẹ nên dễ dàng chữa khỏi. Người bệnh chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn và thói quen sinh hoạt hợp lý giúp đẩy lùi các triệu chứng.
Ngược lại, nếu bệnh đã phát triển tới giai đoạn mạn tính sẽ khó khăn hơn trong việc điều trị cùng nguy cơ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
2.1. Xuất huyết dạ dày
Các vết loét, trợt không được điều trị sớm sẽ lan rộng và ăn sâu vào trong thành niêm mạc của dạ dày gây ra tình trạng phù nề xung huyết và chảy máu dẫn tới biến chứng xuất huyết dạ dày. Biểu hiện của biến chứng này là việc người bệnh nôn ra máu hoặc đại tiện ra phân đen.
2.2. Thủng dạ dày
Thủng dạ dày là biến chứng dạng cấp cứu nguy hiểm. Các vết loét lớn sẽ dần bào mòn tận sâu lớp niêm mạc gây thủng dạ dày. Nhận biết biến chứng thủng dạ dày là những cơn đau dữ dội như bị dao đâm, bụng co cứng, toàn thân mất sức,… Lúc này, người bệnh cần được phẫu thuật ngay lập tức để nhanh chóng xử lý vết thủng nếu không sẽ nguy hiểm tới cả tính mạng.
2.3. Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày bình thường sẽ rất khó nhận biết do các triệu chứng của bệnh rất mơ hồ và dễ bị nhầm lẫn với các rối loạn tiêu hóa thông thường. Thời gian ủ bệnh thường kéo dài trong nhiều năm liền và đến khi bệnh được phát hiện hầu hết đều đã ở giai đoạn nặng.
Các biến chứng của viêm dạ dày kể trên rất nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tới tính mạng người bệnh. Chính vì thế, việc điều trị không thể trì hoãn, thực hiện thăm khám nhằm chẩn đoán đúng bệnh và điều trị đúng phác đồ càng sớm càng tốt.
3. Cách điều trị viêm trợt ở dạ dày hiệu quả
Lưu ý đầu tiên cho người bệnh viêm loét dạ dày là cần chủ động thăm khám với bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý bắt bệnh tự điều trị tại nhà.
Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ dựa theo tình trạng cụ thể của người bệnh để lên phác đồ điều trị phù hợp. Thông thường, người bệnh viêm dạ dày có thể được điều trị tốt bằng thuốc, trường hợp nặng hơn sẽ cần can thiệp phẫu thuật.
3.1. Điều trị bằng thuốc
Điều trị bằng thuốc cũng là phương pháp dứt điểm hiệu quả các ổ viêm loét dạ dày và được áp dụng phổ biến hơn cả. Bác sĩ sẽ dựa trên nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng để kê đơn thuốc nhằm dứt điểm bệnh tận gốc, thuyên giảm các triệu chứng. Những nhóm thuốc điều trị viêm loét dạ dày thường được chỉ định bao gồm:
– Thuốc hỗ trợ giảm việc tiết acid dịch vị ở dạ dày
– Thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn HP gây bệnh
– Thuốc ức chế tế bào gây viêm nhiễm
– Thuốc bảo vệ niêm mạc khỏi các thương tổn.
Lưu ý: Các thông tin về thuốc được đề cập bên trên chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh chỉ uống thuốc khi đã được bác sĩ chỉ định và kê đơn. Bên cạnh việc uống thuốc cần kết hợp chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi làm việc điều độ để nâng cao hiệu quả điều trị.
3.2. Can thiệp phẫu thuật
Trường hợp viêm loét dạ dày nặng kèm theo nguy cơ biến chứng nguy hiểm hoặc người bệnh không thể đáp ứng yêu cầu điều trị nội khoa thì việc can thiệp ngoại khoa là chỉ định bắt buộc.
Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ 1 phần dạ dày nhằm ngăn chặn sự lây lan rộng hơn của các ổ viêm loét. Phẫu thuật này có thể thực hiện dưới dạng mổ mở hoặc mổ nội soi tuy theo tình trạng cụ thể.
Như vậy có thể thấy viêm trợt dạ dày sẽ thực sự nguy hiểm khi người bệnh bỏ qua việc điều trị hoặc điều trị bệnh sai cách gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Hãy lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, tiến hành thăm khám và điều trị bệnh dứt điểm.