Viêm thanh quản là bệnh lý thường gặp có thể điều trị bằng phương thông thường tuy nhiên ở một số trường hợp người bệnh cần được bác sĩ chỉ định tránh biến chứng nguy hiểm. Vậy viêm thanh quản khi nào cần gặp bác sĩ?
Menu xem nhanh:
Viêm thanh quản là gì?
Bệnh viêm thanh quản là tình trạng dây thanh âm bị sưng dẫn đến khản hoặc mất giọng. Dây thanh âm là những nếp gấp màng nhầy trong thanh quản. Khi chúng bị sưng, âm thanh hình thành từ không khí đi qua dây thanh âm bị biến dạng khiến cho giọng người bệnh nghe khàn khàn.
Triệu chứng cảnh báo viêm thanh quản
Triệu chứng chủ yếu của viêm thanh quản là giọng nói sẽ trở nên trầm, khàn hoặc mất giọng. Các triệu chứng khác bao gồm:
- Sốt;
- Ho khan;
- Đau họng;
- Ngứa cổ;
- Nghẹt mũi;
- Sưng hạch bạch huyết hoặc các tuyến ở cổ.
Các triệu chứng bệnh viêm thanh quản thường biến mất trong 2 đến 3 tuần nhưng khi bệnh kéo dài lâu hơn dễ dẫn đến viêm thanh quản mạn tính khó hồi phục và thường kéo dài dễ tái phát.
Viêm thanh quản khi nào cần gặp bác sĩ?
Viêm thanh quản thường không nghiêm trọng, bạn có thể xử lý các trường hợp cấp tính của viêm thanh quản với các bước tự chăm sóc, ví dụ như nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Tuy nhiên, đối với trường hợp người bệnh có những triệu chứng viêm thanh quản kéo dài hơn 3 tuần thì cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và điều trị triệt để.
Ngoài ra bạn cần được hỗ trợ y tế ngay nếu có các triệu chứng sau:
- Khó thở
- Ho ra máu
- Sốt không thuyên giảm
- Đau họng ngày càng tăng
- Khó nuốt
Phòng ngừa bệnh viêm thanh quản mạn tính bằng việc thay đổi chế độ sinh hoạt
Những việc nên làm giúp ngăn ngừa nguy cơ viêm thanh quản mạn tính và hạn chế những diễn tiến của bệnh.
Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;
Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Hạn chế rượu và caffein để đề phòng khô họng.
Uống nhiều nước: Nước giúp giữ cho niêm mạc thanh quản được trơn nhẵn và sạch
Không hút thuốc lá và tránh hít phải khói thuốc lá do người khác hút. Khói thuốc làm khô họng và gây kích ứng dây thanh âm.
Tránh khạc, động tác này khiến dây thanh âm rung bất thường và có thể làm tăng phù nề. Khạc nhổ còn làm cho họng tiết nhiều chất nhày hơn và bị kích ứng hơn, càng làm cho người bệnh muốn khạc nhiều hơn.
Với những thông tin trên đây nếu bạn đọc còn băn khoăn chưa rõ “viêm thanh quản khi nào cần gặp bác sĩ” hoặc cần đặt lịch thăm khám có thể liên hệ bệnh viện Thu Cúc theo số 1900 55 88 92 để được tư vấn hỗ trợ.