Viêm phổi và cách phòng ngừa gây tử vong ở người bệnh

Viêm phổi là bệnh lý về đường hô hấp nguy hiểm có thể gặp ở mọi lứa tuổi, bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong ở người bệnh

Vì vậy tìm hiểu về viêm phổi và cách phòng ngừa bệnh là việc làm cần thiết

1. Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi

Viêm phổi do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên một số nguyên nhân chủ yếu gây bệnh gồm:

viem-phoi-va-cach-phong-ngua

Giữ vệ sinh cho trẻ khi ra ngoài để phòng ngừa bệnh về hô hấp

Vi khuẩn: có tới 40% trường hợp người bệnh mắc bệnh viêm phổi do nhiễm virus. Một số loại vi khuẩn thường gặp pneumonia, H. influenzae type, S.aureus và K.pneumonia.
Virus
Nhiều nghiên cứu về viêm phổi do virus cho thấy có khoảng 15-40% là do virus hợp bào đường hô hấp (RSV, các loại virus cúm A, B, metapneumovirus ở người và adenovirus.
Nấm, ký sinh trùng
Histoplasmosis toxoplasmosis và nấm candida cũng có thể gây viêm phổi, đặc biệt ở trẻ em trong một số hoàn cảnh đặc biệt.

2. Biểu hiện viêm phổi

Viêm phổi ở người lớn gây các triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, sốt cao, thở khò khè, Đối với trẻ nhỏ viêm phổi có dấu hiệu như: trẻ thở nhanh, cánh mũi phập phồng, bú kém, quấy khóc về đêm, sốt.

viem-phoi-va-cach-phong-ngua

Trẻ có dấu hiệu sốt cao, mệt mỏi và chán ăn

Bệnh viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ, vì vậy việc tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện viêm phổi và cách phòng ngừa bệnh sẽ giúp cha mẹ có phương pháp chăm sóc và bảo vệ trẻ khỏi mầm bệnh.

3. Viêm phổi và cách phòng ngừa

Viêm phổi là bệnh lý nguy hiểm, do đó hoạt động phòng ngừa bệnh có vai trò đặc biệt.
Biện pháp phòng ngừa chung: Cải thiện môi trường sống, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tăng cường đề kháng cho cơ thể bằng cách bồi bổ đầy đủ chất dinh dưỡng.
Tiêm vaccin là biện pháp phòng bệnh đặc hiệu. Đặc biệt, bệnh viêm phổi rất dễ gặp ở trẻ nhỏ do hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện, do đó để phòng ngừa viêm phổi cho trẻ các mẹ cần:

viem-phoi-va-cach-phong-ngua.jpg2

Cha mẹ cần cho trẻ đi khám khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở trẻ

–  Đảm bảo sức khỏe bà mẹ khi mang thai: Ăn đủ chất, khám thai định kỳ, tiêm phòng…
– Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
– Đảm bảo cho trẻ đi tiêm chủng theo lịch.
– Đặc biệt, theo dõi các dấu hiệu bất thường ở trẻ, tránh tình trạng cho trẻ nhập viện khi bệnh đã quá nặng.
– Thực hiện khám sức khỏe định kỳ, thiết lập chế độ ăn sinh hoạt khoa học từ chế độ ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi phù hợp.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số 0936 388 288 hoặc 0936 388 288 để được tư vấn cụ thể.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital