Menu xem nhanh:
1. Khái niệm
Viêm phế quản được xác định là bệnh lý xuất hiện khi phế quản và phế nang trẻ bị nhiễm trùng. Trong đó, phế quản là ống khí lớn, nối khí quản và phổi, có đầu phía phổi phân nhánh thành nhiều ống khí nhỏ, những ống khí nhỏ này gọi là tiểu phế quản; còn phế nang là túi khí nhỏ nằm cuối tiểu phế quản đầu phía phổi (phế nang là nơi diễn ra quá trình trao đổi Oxy từ phổi và Carbon Dioxide từ máu).
2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
2.1. Nguyên nhân viêm phế quản cấp ở trẻ nhỏ
Xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh có ý nghĩa rất to lớn trong điều trị bệnh, bởi ứng với mỗi nguyên nhân gây bệnh sẽ có một phương pháp điều trị bệnh phù hợp khác nhau. Đối với viêm phế quản cấp, chúng ta có 2 nguyên nhân gây bệnh chính là virus và vi khuẩn. Cụ thể, những virus, vi khuẩn gây viêm phế quản phổ biến nhất có thể kể đến là Proteus, Klebsiella Pneumoniae, Escherichia Coli, Pseudomonas, Haemophilus, Staphylococcus Aureus,…. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị viêm phế quản do một số nguyên nhân khác – các tác nhân tiêu cực kích thích phổi, như: Bụi, khí thải, khói thuốc lá,…
2.2. Yếu tố nguy cơ viêm phế quản cấp ở trẻ nhỏ
Trẻ có các vấn đề sau có nguy cơ bị viêm phế quản cao hơn những trẻ còn lại, mặc dù viêm phế quản là bệnh lý ‘không chừa một ai”: Thứ nhất, hệ miễn dịch – sức đề kháng kém hoặc suy giảm. Thứ hai, gần đây mới chấn thương hoặc thực hiện phẫu thuật. Thứ ba, đang mắc một hoặc một vài bệnh lý hô hấp khác như: Viêm mũi họng, viêm khí quản, viêm tiểu phế quản,… Thứ tư, đang mắc một hoặc một vài bệnh lý toàn thân khác, như: Bệnh tự miễn, bệnh tiểu đường,… Thứ năm, đã hoặc đang sử dụng thuốc kháng sinh điều trị các bệnh lý phát sinh do vi khuẩn. Thứ sáu, đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.
3. Dấu hiệu nhận biết
Khi bị viêm phế quản, các nang phế quản của trẻ nhiễm trùng, sưng, phù nề, tiết nhiều dịch dẫn tới đường thở của trẻ bị chít hẹp, thậm chí tắc nghẽn. Lúc đó, ở trẻ xuất hiện các triệu chứng: Sốt cao, ho, chảy mũi. Ho có thể xuất hiện ngày càng nhiều kèm khó thở và thở rít. Những trường hợp viêm phế quản nặng, trẻ tím tái, cơn thở bị co kéo khó khăn và thậm chí có thể ngừng thở.
4. Biến chứng
Ngoài suy hô hấp (xảy ra khi sự nhiễm trùng tại phế nang làm hoạt động trao đổi Oxy và Carbon Dioxide bị hạn chế, lúc này trẻ thở khó khăn và cần sự trợ giúp của máy) viêm phế quản không được điều trị nghiêm túc, còn có thể biến chứng đến áp xe phổi (xảy ra khi nhiễm trùng ở phế quản và phế nang tràn vào phổi), nhiễm trùng máu (trẻ viêm phế quản cấp biến chứng nhiễm trùng máu khả năng bị suy đa tạng là rất cao). Không chỉ suy hô hấp, áp xe phổi hay nhiễm trùng máu đều có thể khiến trẻ tử vong, để điều trị chúng đòi hỏi nhiều công sức, thời gian và tiền bạc.
5. Chẩn đoán và điều trị
Để hạn chế nguy cơ biến chứng, khi có dấu hiệu viêm phế quản, bố mẹ phải đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất ngay. Tại đó, để chẩn đoán xác định trẻ có hay không bị viêm phế quản và nặng hay nhẹ tình trạng viêm phế quản ở trẻ, sau thăm khám lâm sàng (khai thác tiền sử và dấu hiệu bệnh lý), chuyên gia sẽ chỉ định trẻ chụp X-quang, chụp CT, nội soi phế quản, xét nghiệm máu, cấy đờm, đo Oxy xung, khí máu động mạch,…
Kết thúc thăm khám:
– Nếu trẻ được chẩn đoán viêm phế quản nặng, chuyên gia sẽ chỉ định trẻ điều trị tại viện, bằng kháng sinh tiêm – truyền tĩnh mạch (trong trường hợp viêm phế quản ở trẻ có nguyên nhân khởi phát là vi khuẩn) và một số phương pháp khác, phù hợp với thể trạng của trẻ.
– Nếu trẻ được chẩn đoán viêm phế quản nhẹ, chuyên gia sẽ chỉ định trẻ điều trị tại nhà, bằng kháng sinh uống: Cloxacillin, Bristopen, Vancomycin, Cefobid,… (trong trường hợp viêm phế quản ở trẻ có nguyên nhân khởi phát là tụ cầu), Chloramphenicol, Ampicillin, Amikacin,… (trong trường hợp viêm phế quản ở trẻ có nguyên nhân khởi phát là vi khuẩn). Trong thời gian điều trị tại nhà, nếu các dấu hiệu bệnh lý viêm phế quản không thuyên giảm hoặc có xu hướng trầm trọng (như trẻ ho ra máu, khó thở, thở nhanh, thở gắng sức, đau tức ngực, tụt huyết áp, lơ mơ, mê sảng,…), bố mẹ phải cho trẻ tái khám ngay, bởi viêm phế quản đang diễn biến tiêu cực.
6. Dự phòng
Để dự phòng viêm phế quản cấp cho trẻ, bố mẹ:
– Nên: Chủng ngừa vắc xin đầy đủ cho trẻ. Vệ sinh tay cho trẻ và cho bản thân sạch sẽ nhiều lần trong ngày, đặc biệt là trước khi ăn, dụi mắt, đưa tay sờ/chạm mắt/mũi/miệng; sau khi đi vệ sinh, tiếp xúc với người bệnh, cầm/nắm vật dụng công cộng,… Xây dựng và thực hành lối sống lành mạnh cho trẻ, như khuyến khích trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu Vitamin và chất xơ; uống đầy đủ nước; tham gia các hoạt động thể chất.
– Không nên: Cho trẻ tiếp xúc với người bệnh, người đã tiếp xúc với người bệnh và các tác nhân tiêu cực kích thích phổi, như: Bụi, khí thải, khói thuốc lá,…
Như vậy, viêm phế quản cấp là một bệnh lý có khả năng biến chứng và gây tử vong ở trẻ. Chính vì thế, bố mẹ cần ghi nhớ dấu hiệu nhận biết bệnh lý này để nhận biết và xử lý bệnh kịp thời. Nếu còn băn khoăn cần giải đáp chi tiết về viêm phế quản cấp ở trẻ nhỏ, liên hệ Thu Cúc TCI ngay, bố mẹ nhé!