Viêm mũi dị ứng bội nhiễm nếu không điều trị sớm thì sẽ có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho đường hô hấp như viêm amidan, viêm phế quản, viêm họng… Tại bài viết hôm nay, hãy cùng tìm hiểu về bệnh lý này để có thêm những kiến thức chăm sóc sức khoẻ hữu ích nhé.
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan về viêm mũi dị ứng bội nhiễm
Trước tiên, viêm mũi dị ứng là khi tiếp xúc với dị nguyên lạ trong không khí. Lúc đó, cơ thể sẽ giải phóng histamin và các chất trung gian hoá học gây ra các triệu chứng ở vùng mũi, họng, mắt, da và miệng. Viêm mũi dị ứng ở dạng bội nhiễm là tình trạng bị viêm mũi dị ứng kéo dài nhưng không được điều trị sớm và đúng cách. Không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến sức khoẻ người bệnh mà bệnh lý này còn gây bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt.
2. Viêm mũi dị ứng ở dạng bội nhiễm là do đâu?
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra viêm mũi dị ứng ở dạng bội nhiễm, có thể kể đến như:
– Bị viêm mũi dị ứng nhưng không được điều trị sớm và đúng cách.
– Vi khuẩn, virus hay nấm mốc.
– Những yếu tố gây dị ứng như bụi bẩn, phấn hoa, hoá mỹ phẩm, lông động vật…
– Sức đề kháng của cơ thể không tốt hoặc mắc những bệnh lý bị suy giảm hệ miễn dịch.
3. Bị viêm mũi dị ứng dạng bội nhiễm có những biểu hiện nào?
3.1 Chảy nước mũi
Triệu chứng điển hình của bệnh lý này là nước mũi sẽ chảy do phần niêm mạc bị viêm. Khi những tác nhân này tấn công thì người bệnh sẽ hắt hơi liên tục kèm theo nước mũi chảy. Nước mũi sẽ có màu vàng đục hoặc xanh, có thể có mùi hôi.
3.2 Khó thở, ngạt mũi
Người bệnh có thể sẽ bị nghẹt từng bên hoặc cả hai bên. Nếu ngồi ở dưới điều hoà thì tình trạng nghẹt mũi sẽ tăng lên.
3.3 Đau nhức ở vùng hốc mắt và vùng mặt
Vì các xoang phân bố khắp vùng mặt do đó khi có hiện tượng viêm nhiễm xảy ra, những cơn đau khó chịu sẽ xuất hiện. Đặc biệt, người bệnh cảm nhận rõ nhất ở vùng xoang sàng sau, xoang bướm gần với hốc mắt.
3.4 Hôi miệng
Một biểu hiện nữa có thể gặp phải là hôi miệng dù đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Nguyên nhân là do dịch nhầy trong xoang có xu hướng chảy qua mũi và đi trực tiếp xuống cổ họng. Phần dịch này sẽ gây nên cả cảm giác vướng víu cho cổ họng và mùi hôi cho khoang miệng.
3.5 Thính lực suy giảm hoặc điếc tạm thời
Phần dịch mủ này cũng có khả năng tràn qua tai thông qua ống dẫn nối 2 cơ quan với nhau. Khi đó, chất dịch sẽ tạo áp lực lên màng nhĩ, đến giới hạn màng nhĩ thì có khả năng gây thủng và gây điếc tạm thời.
3.6 Các triệu chứng khác
Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp nhau một số triệu chứng khác như ngứa mũi, ngứa mắt, họng, da, tai, phù mí mắt, quầng thâm ở mắt, viêm tai giữa, khàn tiếng…
4. Viêm mũi dị ứng ở dạng bội nhiễm điều trị bằng cách nào?
Khi có những biểu hiện của bệnh lý này, người bệnh nên sớm đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm, tránh để bệnh biến chứng.
– Nếu xác định được nguyên nhân gây bội nhiễm là vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc có bao gồm kháng sinh cho bệnh nhân.
– Ngoài ra, tuỳ vào triệu chứng bệnh nhân gặp phải, người bệnh sẽ được kê thêm thuốc điều trị triệu chứng đang có như hắt hơi, sổ mũi…hay dùng thuốc xịt mũi, xịt họng để dễ chịu hơn.
– Tuy nhiên, người bệnh phải tuân thủ hoàn toàn theo đơn thuốc bác sĩ đã kê để đạt hiệu quả cao nhất và ít gặp phải tác dụng phụ.
– Cần phải hiểu rằng viêm mũi dị ứng là bệnh rất khó điều trị dứt điểm. Vì vậy, cách phòng bệnh tốt nhất là tránh việc tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng và thực hiện những biện pháp như:
+ Thường xuyên vệ sinh nơi sinh sống và làm việc để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn, virus vào cơ thể và gây bệnh.
+ Uống đủ nước, ăn những đồ ăn lỏng, dễ tiêu hoá, để hạn chế tối đa khả năng gây đặc đờm nhầy.
+ Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể để tăng cường hệ miễn dịch.
+ Vệ sinh sạch sẽ vùng miệng họng bằng nước muối sinh lý, sát khuẩn thường xuyên.
Với bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích về viêm mũi dị ứng ở dạng bội nhiễm. Cần lưu ý chọn những cơ sở y tế uy tín để được điều trị hiệu quả và không xảy ra những biến chứng nguy hiểm.