Viêm loét dạ dày là gì?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa rất phổ biến, có thể gặp ở cả những người trẻ tuổi và lớn tuổi. Vậy cụ thể, bệnh viêm loét dạ dày là gì? Bài viết dưới đây là những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

1. Bệnh viêm loét dạ dày là gì?

Viêm loét dạ dày là bệnh lý đường tiêu hóa rất phổ biến

Viêm loét dạ dày là bệnh lý đường tiêu hóa rất phổ biến

Dạ dày là đoạn phình ra của ống tiêu hóa, có nhiệm vụ dự trữ và tiêu hóa thức ăn. Bệnh viêm loét dạ dày là gì? Viêm loét dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị sung huyết, có loét, đau do acid và pepsine kích thích, gây ra tình trạng đau dạ dày.

Tham khảo: đau dạ dày không nên ăn gì

Viêm loét dạ dày đang có xu hướng gia tăng gần đây, không ngoại trừ tuổi tác, giới tính. Viêm loét dạ dày không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn gây ra những biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày hay thậm chí là ung thư dạ dày

2. Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày là gì?

Biết được nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày là gì sẽ giúp mỗi người chủ động hơn trong phòng tránh, hạn chế nguy cơ phát triển bệnh. Các bác sĩ cho biết, viêm loét dạ dày xảy ra chủ yếu do mất cân bằng giữa 2 yếu tố là yếu tố phá hủy niêm mạc (HCL và Pepsine trong dịch vị dạ dày để tiêu hóa thức ăn) và yếu tố bảo vệ (chất nhày, hàng rào niêm mạc dạ dày…)

Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày

Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày

  • Vi khuẩn HP: là một trong những tác nhân trực tiếp gây viêm loét dạ dày. HP xâm nhập vào lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, kích thích dạ dày tiết acid nhiều hơn và gây viêm loét.
  • Căng thẳng kéo dài: thần kinh căng thẳng làm tăng tiết nhiều acid HCL, gây tổn hại niêm mạc dạ dày
  • Chế độ ăn thiếu khoa học: vừa làm vừa ăn, vận động mạnh sau khi làm, ăn đêm quá nhiều, ăn nhiều đồ ăn cay, nóng… đều gia tăng nguy cơ loét dạ dày
  • Thuốc lá, rượu bia và các đồ uống có chất kích thích: ức chế sự tạo thành chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, tăng tiết acid gây viêm loét…
  • Tác dụng phụ thuốc kháng viêm: một số loại thuốc kháng viêm, giảm đau làm tăng nguy cơ viêm dạ dày cấp tính và mạn tính.

3. Những triệu chứng viêm loét dạ dày

Tùy từng tình trạng bệnh mỗi người mà biểu hiện bệnh viêm loét dạ dày có thể khác nhau ở mỗi người.

  • Đau bụng: đau vùng thượng vị (trên rốn) là một trong những triệu chứng bệnh dễ gặp nhất. Bệnh nhân thường có cảm giác đau tức sau khi ăn no, cơn đau kéo dài có chu kì
  • Sút cân: chủ yếu do ăn uống kém và khó hấp thu
  • Ợ hơi
  • Đầy hơi
  • Buồn nôn, nôn ói…

Viêm loét dạ dày cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm, trong đó có ung thư dạ dày. Để kết quả điều trị đạt hiệu quả, người bệnh cần chú ý đến chế độ sinh hoạt khoa học như ăn uống điều độ, đúng giờ, nghỉ ngơi khoa học, tránh để bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài…

Nội soi dạ dày giúp chẩn đoán các bệnh lý dạ dày

Nội soi dạ dày giúp chẩn đoán các bệnh lý dạ dày

Hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã trang bị đầy đủ trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi để khám và điều trị các bệnh lý dạ dày.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital