Viêm loét dạ dày có nguy hiểm không là câu hỏi nhiều người đặt ra. Đây là loại bệnh lý rất phổ biến, gặp phải ở nhiều đối tượng nên nhiều người tỏ thái độ chủ quan và không coi trọng việc điều trị. Sẽ ra sao nếu bệnh không được xử lý đúng cách cũng như những ảnh hưởng của bệnh gây ra với sức khỏe, hãy cùng tìm hiểu ngay.
Menu xem nhanh:
1. Viêm loét dạ dày là gì?
Khi lớp bảo vệ dạ dày bị các tác nhân gây hại bào mòn và làm lộ ra các lớp bên dưới, thành niêm mạc dạ dày sẽ hình thành các ổ viêm loét gây sưng đau gọi là viêm loét dạ dày. Bệnh phát triển qua 2 giai đoạn là loét dạ dày cấp tính và loét dạ dày mạn tính.
– Loét dạ dày cấp: Thoạt tiên là biểu hiện sưng, viêm diễn ra đột ngột ở niêm mạc dạ dày gây những cơn đau thượng vị dữ dội và theo từng đợt.
– Loét dạ dày mạn: Đây là giai đoạn axit dạ dày bị nhiễm trùng, lâu dần gây ra những tổn thương lan tỏa hoặc chỉ khu trú tại một vùng trên niêm mạc dạ dày. Điều này có thể dẫn đến viêm teo niêm mạc và phá hủy dạ dày, gây ra các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Viêm dạ dày cấp tính nếu được phát hiện kịp thời và xử lý ngay, các vết loét sẽ tự lành nhanh chóng. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp đều trở nặng phát triển thành mạn tính. Người bệnh viêm dạ dày mạn tính không thể chủ quan vì có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm.
2. Tìm hiểu viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? Những biến chứng của bệnh
Như đã nói ở trên, viêm loét dạ dày nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ không gây ra nhiều nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, trong trường hợp chủ quan bệnh viêm loét dạ dày, trì hoãn việc điều trị hoặc điều trị không đúng cách,.. sẽ khiến bệnh tình thêm trở nặng và tăng nguy cơ biến chứng. 4 loại biến chứng ở người bệnh bị viêm loét dạ dày có thể gặp phải như sau:
2.1. Bệnh viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? Biến chứng hẹp môn vị
Hẹp môn vị là loại biến chứng loét dạ dày phổ biến nhất. Hẹp môn vị cản trở tình trạng lưu thông thức ăn và dịch dạ dày đi tới tá tràng, trường hợp nặng còn gây đình trệ hoàn toàn. Hậu quả của biến chứng khi không được xử lý sớm là dạ dày bị giãn to cùng biểu hiện khó chịu mà người bệnh thường xuyên gặp phải:
– Đau bụng dữ dội. Cơn đau thường xuất hiện dồn dập, liên tục và kéo dài
– Buồn nôn hoặc nôn, thức ăn nôn ra sẽ có mùi rất khó chịu do đã bị ứ đọng quá lâu tại dạ dày.
– Tiêu chảy
– Người mệt mỏi, sắc mặt kém, da xanh xao, toàn thân uể oải.
2.2. Xuất huyết dạ dày tiêu hóa
Xuất huyết tiêu hóa để chỉ tình trạng có máu chảy ra trong ống tiêu hóa, có thể là từ dạ dày thực quản tới hậu môn. Cụ thể, khi các ổ viêm loét tại dạ dày xâm lấn vào các mạch máu và dẫn tới chảy máu. Khi đó, người bệnh có những biểu hiện nôn ra máu, đi ngoài phân đen. Máu thoát ra ở chất thải có thể có màu đỏ hoặc thâm đen.
2.3. Đối với bệnh viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? Biến chứng thủng dạ dày
Thủng dạ dày là loại biến chứng cực kì nguy hiểm. Đây là một dạng cấp cứu khẩn cấp và cần được phẫu thuật nhanh chóng ngay khi xuất hiện các biểu hiện của thủng dạ dày như:
– Cơn đau ở vùng thượng vị xuất hiện đột ngột và rất dữ dội. Cảm giác như có dao đâm ở bụng, dù làm mọi cách cũng không thể làm dịu được nó.
– Bụng gồng cứng.
– Cơn đau từ vùng thượng vị sẽ lan nhanh ra khắp ổ bụng, lên cả ngực tới vùng vai và sau lưng.
– Cảm giác toàn thân mệt mỏi, hoàn toàn không còn sức lực, mặt xanh tái, người toát mồ hôi lạnh, tay chân bủn rủn, có thể bị tụt huyết áp.
Khi nhận thấy những dấu hiệu nêu trên ở người bệnh viêm loét dạ dày có thể khẳng định cao về biến chứng thủng dạ dày. Lúc này, người bệnh cần được nhanh chóng đưa ngay tới bệnh viện để kịp thời xử lý nếu không sẽ nguy hiểm tới tính mạng.
2.4. Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là biến chứng không phổ biến nhưng có mức độ nguy hiểm và khó lường nhất. Các triệu chứng cảnh báo ung thư dạ dày thường rất mơ hồ và người bệnh sẽ dễ chủ quan bỏ qua hoặc nhầm tưởng với các triệu chứng tiêu hóa thông thường. Điều này cũng lý giải vì sao hầu hết các trường hợp mắc ung thư dạ dày khi được phát hiện đều đã ở giai đoạn nặng.
Chính vì thế, với người bệnh viêm loét dạ dày khi nhận thấy các dấu hiệu như đau bụng âm ỉ, khó tiêu, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn, nôn, người mệt mỏi, sút cân nhanh, đi ngoài phân đen… thì cần chủ động thăm khám sớm để kiểm soát bệnh một cách tốt nhất.
Theo khuyến cáo của chuyên gia y tế, người bệnh từ 40 tuổi dù không gặp phải triệu chứng gì cũng cần thăm khám chuyên khoa tiêu hóa 6 tháng – 1 năm/lần.
3. Điều trị viêm loét dạ dày đúng cách, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm
Nguyên tắc điều trị bệnh viêm loét dạ dày là tập trung tiêu diệt nguyên nhân gây bệnh. Chính vì thế, người bệnh tuyệt đối không tự ý điều trị dưới mọi hình thức mà cần thực hiện thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.
Về phác đồ điều trị viêm loét dạ dày, bác sĩ sẽ đưa ra yêu cầu cơ bản như sau:
– Dừng ngay các loại thuốc giảm đau, kháng viêm (nếu đang dùng). Trong trường hợp bắt buộc phải dùng thuốc, bác sĩ sẽ kê đơn thay thế bằng các loại thuốc ít tác dụng phụ nhất.
– Chỉ định thuốc tiêu diệt vi khuẩn HP (viêm loét dạ dày HP chiếm tới khoảng 90% ca bệnh)
– Thực hiện một chế độ ăn uống khoa học cùng với đó là lối sống lành mạnh. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt như ăn uống đúng giờ đủ bữa, không thức khuya, cai thuốc lá, nghỉ ngơi điều độ, tránh căng thẳng mệt mỏi, vận động thường xuyên,…
– Chủ động tái khám định kỳ để kiểm soát tốt tình trạng bệnh cũng như đánh giá mức độ hiệu quả của quá trình điều trị.
Về câu hỏi bệnh viêm loét dạ dày có nguy hiểm không, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho riêng mình. Trên hết, mỗi người cần đề cao việc phòng bệnh hiệu quả, không chủ quan với dấu hiệu nghi ngờ bệnh để kịp thời xử lý dứt điểm viêm loét, tránh các hệ quả nghiêm trọng về sau.