Viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu rất dễ xảy ra và thường gây cảm giác khó chịu, đau họng cho mẹ bầu, không chỉ ảnh hưởng sức khỏe cho cơ thể mẹ mà còn nguy hiểm tới sự phát triển của thai nhi.
Menu xem nhanh:
1. Tại sao lại xảy ra viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu?
Theo thống kê, phụ nữ khi mang thai 3 tháng đầu là đối tượng dễ mắc bệnh viêm họng nhất bởi đó là thời điểm nội tiết tố thay đổi làm cho sức đề kháng của niêm mạc mũi giảm, gây viêm nhiễm và tổn thương. Đặc biệt vào thời tiết nắng nóng, ẩm càng là điều kiện cho vi khuẩn, virus sinh sôi nảy nở ở khoang miệng khiến bệnh càng gia tăng trầm trọng.
1.1. Biểu hiện của viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu
Biểu hiện của phụ nữ mang thai 3 tháng đầu bị viêm họng thường khá rõ rệt. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết để bạn kịp thời phòng tránh và chữa trị:
– Cổ họng sưng đỏ, amidan sưng tấy, đỏ
– Đau rát cổ họng kèm khó nuốt
– Ho khan
– Khàn giọng
– Lưỡi bẩn, môi khô, bong tróc vẩy môi
– Cơ thể ớn lạnh
– Tăng xuất tiết
– Có thể sốt cao
– Cơ thể dễ mệt mỏi, uể oải
Vậy, khi thấy phụ nữ đang mang thai có những biểu hiện trên hãy đưa đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được thăm khám kịp thời, tránh để lại biến chứng bệnh.
1.2. Viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?
Riêng đối với bà bầu, những bất thường về sức khỏe đều nguy hiểm tới cả người mẹ và thai nhi. Đặc biệt 3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm nhạy cảm, nếu bị viêm họng ở giai đoạn này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và hình thành của bé do vi khuẩn và siêu vi khuẩn gây bệnh.
Chưa kể đến, phụ nữ mang thai bị viêm họng làm thay đổi nội tiết, gây suy giảm sức đề kháng của niêm mạc mũi, bệnh khó tự khỏi. Nếu để lâu thì càng tăng nguy cơ gây biến chứng. Do đó không thể tránh việc điều trị bằng thuốc kháng sinh. Thuốc đặc trị ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi do thuốc đi qua đường máu đến cuống rốn thai nhi. Các mẹ bầu cần hết sức lưu tâm vấn đề này.
Ngoài ra, viêm họng còn gây ra triệu chứng ho, tình trạng ho dai dẳng kéo dài sẽ nguy hiểm. Cơn ho kéo dài thường gây áp lực lên vùng bụng dễ động thai bởi giai đoạn khởi điểm 3 tháng đầu thai nhi thường non yếu. Nếu không cẩn thận có thể dẫn đến trường hợp sảy thai.
2. Cách điều trị và phòng tránh bệnh viêm họng dành cho người mang thai
Thông thường, viêm họng khi mang thai 3 tháng đầu sẽ không được khuyến khích sử dụng thuốc kháng sinh điều trị. Vì thế, điều trị bằng các liệu pháp tự nhiên, mẹo dân gian sẽ được ưu tiên hơn cả bởi độ lành tính và an toàn. Dưới đây là một số mẹo thường được áp dụng đặc trị viêm họng.
– Súc miệng bằng dung dịch nước muối: Nước muối có tính kháng khuẩn cao, giúp làm sạch các vi khuẩn cư trú trong cổ họng.
– Trà gừng mật ong: Trà gừng nóng pha kèm mật ong có tác dụng xoa dịu cổ họng, kích thích quá trình chữa lành tổn thương niêm mạc, rất phù hợp với các mẹ bầu.
– Tỏi: Thành phần allicin có trong tỏi giúp chống viêm nhiễm, nhiễm trùng cực tốt. Tỏi cũng có tác dụng trong việc tăng sức đề kháng cho mẹ bầu. Sử dụng bằng cách giã băm tỏi đem hòa với nước ấm, rồi uống.
– Nước chanh mật ong: Chanh có chứa vitamin C, giúp kích thích tiết nước bọt, làm ổn định dịch nhầy trong cổ họng. Mật ong có tính giảm viêm. Kết hợp 2 loại này sẽ làm giảm triệu chứng của viêm họng.
Bên cạnh việc điều trị viêm họng, mẹ bầu cũng nên lưu ý một số điều nên và không nên làm để bệnh nhanh chóng thuyên giảm và không gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
Nên làm:
– Luôn đảm bảo uống đủ nước, không để xảy ra tình trạng thiếu nước
– Xông hơi để giảm tình trạng nghẹt mũi và khô họng
– Nên súc miệng ít nhất 3 lần/ngày với dung dịch nước muối pha hàng ngày
– Ăn uống đủ chất dinh dưỡng
– Nghỉ ngơi đầy đủ
– Thường xuyên rửa tay bằng nước sát khuẩn khi ho và hắt hơi, tránh nhiễm trùng hoặc vi khuẩn tấn công vào cơ thể
Không nên làm:
– Uống đồ lạnh hoặc đồ có gas
– Dùng chung những vật dụng cá nhân với những người từng bị viêm họng, viêm xoang, cảm cúm bởi nguy cơ lây nhiễm cao
– Ăn thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn
– Ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ
– Hút thuốc lá
– Uống bia rượu
Ngoài ra, phòng tránh viêm họng là việc làm cần thiết cho mẹ bầu trong giai đoạn đầu mang thai nhạy cảm:
– Luôn đeo khẩu trang khi đi ra đường, đặc biệt là đến những nơi có nhiều khói bụi, ô nhiễm
– Ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng như cam, quýt, bưởi…
– Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, khử trùng đều đặn
– Tránh tiếp xúc với những người bị viêm họng, cảm cúm…
– Tránh xa những nơi có khói thuốc và không nên hút thuốc lá
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thông tin chi tiết cho quý vị về sự nguy hiểm của bệnh viêm họng đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và cách phòng tránh, điều trị bệnh.