Người bệnh viêm đại tràng có hệ tiêu hóa vô cùng nhạy cảm và yếu hơn bình thường. Chính vì vậy khi mắc viêm đại tràng kiêng ăn gì là câu hỏi nhiều người quan tâm. Sau đây chúng tôi xin đưa ra một vài lời khuyên để bạn có thể kết hợp trong quá trình điều trị để triệu chứng bệnh của bạn thuyên giảm, không làm gia tăng biến chứng.
Menu xem nhanh:
1. Viêm đại tràng – những ảnh hưởng của bệnh và phương pháp điều trị
1.1 Bệnh viêm đại tràng và những biến chứng nguy hiểm
Viêm đại tràng là một bệnh lý xảy ra ở ruột già khi niêm mạc đại tràng bị tổn thương, có các vết viêm loét xuất hiện trên bề mặt niêm mạc. Bệnh được hình thành chủ yếu do yếu tố nạp thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, hay môi trường sống ô nhiễm tạo điều kiện cho vi khuẩn thâm nhập ký sinh trong ruột phát triển và tạo viêm loét.
Ngoài ra bệnh có thể hình thành do một số nguyên nhân khác liên quan đến sinh hoạt hàng ngày như: Căng thẳng, lạm dụng thuốc kháng sinh, táo bón kéo dài…
Khi mắc bệnh bạn có thể gặp các triệu chứng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: đau bụng, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, đầy hơi… gây mệt mỏi, cơ thể suy nhược.
Bệnh viêm đại tràng dễ biến chứng thành giãn đại tràng, thủng đại tràng, ung thư đại tràng… nếu không được điều trị kịp thời.
1.2 Các biện pháp và nguyên tắc trong điều trị bệnh viêm đại tràng
Trường hợp nếu không điều trị bệnh ở giai đoạn cấp tính thì khi viêm đại tràng tiến triển sang giai đoạn mạn tính sẽ gặp nhiều khó khăn trong điều trị, khó chữa khỏi hoàn toàn. Chính vì vậy lời khuyên dành cho bạn là nên điều trị càng sớm càng tốt.
Phương pháp điều trị sẽ là kết hợp điều trị nội khoa – sử dụng thuốc được bác sĩ kê đơn để làm thuyên giảm triệu chứng kết hợp với các phương pháp tại nhà được bác sĩ tư vấn.
Các phương pháp này để hỗ trợ quá trình điều trị y khoa thuyên giảm triệu chứng triệt để và giảm nguy cơ biến chứng tối đa.
Bệnh nhân sẽ được điều trị ngoại khoa – phẫu thuật cắt bỏ đại tràng khi diễn biến nặng hoặc xuất hiện biến chứng.
2. Người mắc bệnh viêm đại tràng nên kiêng ăn gì?
Nguyên nhân hình thành viêm đại tràng chủ yếu do quá trình ăn uống không lành mạnh, không đảm bảo vệ sinh. Vậy nên chế độ ăn uống có mối quan hệ mật thiết với bệnh, vừa giúp cơ thể tránh suy dinh dưỡng do ảnh hưởng của bệnh gây ra và còn nhanh chóng thúc đẩy đại tràng phục hồi. Sau đây là một số thực phẩm bạn không nên sử dụng trong quá trình điều trị bệnh:
2.1 Viêm đại tràng kiêng ăn gì – Thực phẩm ngọt, nhiều đường
Các thực phẩm ngọt chứa nhiều đường hóa học có trong bánh, kẹo, nước ngọt, thức ăn nhanh… dễ gây các triệu chứng tiêu chảy, đầy hơi cho người bệnh, và làm gia tăng triệu chứng.
2.2 Đồ ăn khô cứng, khó tiêu hóa
Các loại đồ ăn khô cứng sẽ khiến cọ xát nhiều ở niêm mạc đại tràng bởi đại tràng phải co bóp nhiều để chuyển hóa được thức ăn đào thải ra bên ngoài. Vì thế người bệnh không nên ăn các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả sấy, khô… Lưu ý khi sử dụng các loại hạt nên ăn dưới dạng mềm hoặc đã được nghiền nát.
2.3 Viêm đại tràng kiêng ăn gì – Thực phẩm tanh và sống
Tiêu chảy và đau bụng sẽ gia tăng khi người bệnh nạp các thực phẩm sống. Trong thực phẩm sống sẽ chứa nhiều vi khuẩn chưa được tiêu diệt sẽ dễ dàng đi vào cơ thể ký sinh và gây tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột.
Đặc biệt người mắc viêm đại tràng có hệ tiêu hóa rất nhạy cảm, vì thế cần tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi để làm giảm sự gia tăng và phát triển của vi khuẩn.
Các thực phẩm tuyệt đối không nên ăn đó là hải sản sống hoặc ngâm lên men, tiết canh, nem chua, rau sống…
2.4 Thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng
Đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng luôn hấp dẫn đối với vị giác. Tuy nhiên nạp các loại thực phẩm này sẽ dẫn đến chứng khó tiêu, bụng đầy hơi. Ngoài ra các loại đồ ăn này còn kích thích tình trạng viêm loét diễn biến nặng hơn.
Do đó bạn nên kiêng và hạn chế thức ăn nhanh, đồ chiên rán, gà rán, khoai tây rán, các loại bánh chiên rán, mì cay, ớt, tiêu…
Thay vào đó bạn nên ăn đồ luộc để dễ tiêu hóa hoặc ăn đồ chiên bằng nồi chiên không dầu để hạn chế dung nạp nhiều chất béo.
2.5 Hạn chế đường sữa lactose
Trong sữa phần lớn là chất lactose, tuy nhiên một số người gặp triệu chứng không dung nạp lactose nghĩa là khi họ uống sữa hoặc các thực phẩm từ sữa sẽ có triệu chứng tiêu chảy, đau bụng…
Đối với người viêm đại tràng không uống được sữa có thể thay thế bằng sữa chua, trái cây sẽ tốt hơn cho quá trình tiêu hóa
Trường hợp vẫn sử dụng được sữa bạn cũng nên theo dõi kỹ và không nên sử dụng quá nhiều. Lý do là bởi người bệnh có thể gặp triệu chứng tiêu chảy, đi đại tiện lỏng do tình trạng đại tràng lúc này yếu hơn bình thường.
2.6 Chất kích thích
Các sản phẩm rượu bia, đồ uống có cồn, cà phê, đồ uống công nghiệp, thuốc lá… kích ứng đường tiêu hóa, tăng ợ hơi và viêm loét ở đại tràng.
Người bệnh nên thay thế bằng các loại nước ép trái cây để bổ sung vitamin, khoáng chất tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, và đại tràng.
2.7 Chất xơ
Đây là chất cần thiết và cần có trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên người mắc bệnh viêm đại tràng chất xơ vừa có lợi và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Bạn cần tính toán và ghi chép lại lượng chất xơ để phù hợp với tình trạng của bản thân.
Người bình thường nên ăn từ 18-20 gam chất xơ mỗi ngày. Nạp quá nhiều chất xơ sẽ gây chướng bụng, đầy hơi. Đối với người viêm đại tràng chỉ ăn đủ và hạn chế chất xơ khi có dấu hiệu tiêu chảy để tránh ma sát niêm mạc đại tràng.
3. Một số lưu ý về chế độ ăn uống cho bệnh nhân viêm đại tràng
Để mang lại tối ưu hiệu quả điều trị, cải thiện triệu chứng, phòng tránh nguy cơ tái phát và giảm tối đa biến chứng bệnh, bạn cần tuân thủ điều trị từ bác sĩ. Ngoài những thực phẩm nên tránh, người bệnh lưu ý cũng cần tuân thủ nguyên tắc trong cuộc sống sinh hoạt để nhanh chóng thấy được tín hiệu tích cực.
– Luôn luôn ăn chín uống sôi, chủ động bổ sung các thực phẩm tốt cho cơ thể như gạo, khoai tây, thịt nạc, cá, chuối, đu đủ, táo, rau ngót, cải xanh…
+ Protein hay chất đạm nạp vào cơ thể chỉ 1g/ kg/ ngày
+ Chất béo không quá 15g/ ngày
+ Năng lượng yêu cầu cần cho cơ thể là 1600 – 1700 calo
+ Ngoài ra bệnh nhân cần lưu ý khi gặp triệu chứng tiêu chảy cần giảm chất xơ trong thực đơn để giảm co bóp của đại tràng, tránh ăn trái cây khô.
– Khi mắc táo bón cần tăng từ từ lượng chất xơ và giảm chất béo, ăn thành nhiều bữa trong ngày.
– Uống đầy đủ nước tối thiểu 2 lít mỗi ngày để quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi. Không uống nước chưa qua lọc và đun sôi.
– Người bệnh không nên ăn quá no mà hãy chia nhỏ khẩu phần ăn, ăn thành nhiều bữa
– Ngoài ra bạn cũng cần ghi chép theo dõi thực phẩm phẩm nào gây ảnh hưởng tạo nhiều triệu chứng ở đại tràng, để từ đó bổ sung và thay thế.
– Điều chỉnh chế độ làm việc nghỉ ngơi, vận động thể chất để giải tỏa căng thẳng, áp lực
– Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc giảm đau, kháng sinh, kháng viêm làm bệnh diễn biến xấu
– Rửa tay hàng ngày trước khi ăn uống, sau khi tiếp xúc với bề mặt nơi công cộng. Luôn đảm bảo dọn dẹp vệ sinh chỗ ở hàng ngày.
4. Kết luận
Viêm đại tràng có thể sống khỏe, giảm triệu chứng nhờ phối hợp chặt chẽ các phương pháp điều trị. Nếu bạn chưa biết cách xây dựng thực đơn, bạn nên tham khảo y kiến bác sĩ. Đặc biệt bạn không nên tự ý chữa bệnh chỉ bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt mà cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp.
Bài viết này chỉ đưa ra các thông tin về bệnh viêm đại tràng nên kiêng ăn gì để hỗ trợ bạn trong quá trình điều trị mang hiệu quả, thúc đẩy đại tràng khỏe mạnh.