Viêm dạ dày mạn tính dương tính HP

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Không ít người thăm khám nội soi phát hiện bị viêm dạ dày mạn tính dương tính HP. Vậy nguyên nhân gây bệnh, biểu hiện và cách điều trị bệnh như thế nào?

Nguyên nhân gây viêm dạ dày mạn tính

Viêm dạ dày mạn tính là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị viêm. Đây là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, kể cả những người trẻ tuy nhiên người lớn tuổi vẫn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Viêm dạ dày tiến triển khi có sự mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ dạ dày và tấn công dạ dày.

Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây viêm dạ dày, bao gồm:

  • Thuốc giảm đau chống viêm không steroid
•Rượu bia gây ức chế sự tạo thành của lớp màng nhày, tăng tiết acid dịch vị làm mất cân bằng yếu tố bảo vệ và yếu tố tấn công dạ dày

• Rượu bia gây ức chế sự tạo thành của lớp màng nhày, tăng tiết acid dịch vị làm mất cân bằng yếu tố bảo vệ và yếu tố tấn công dạ dày

  • Rượu bia gây ức chế sự tạo thành của lớp màng nhày, tăng tiết acid dịch vị làm mất cân bằng yếu tố bảo vệ và yếu tố tấn công dạ dày
  • Thức ăn quá nóng, quá lạnh, thức ăn quá hạn nhiễm khuẩn
  • Căng thẳng kéo dài: khi căng thẳng, cơ thế tiết nhiều axit HCL, làm tổn thương niêm mạc dạ dày gây viêm loét
  • Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): là một trong những nguyên nhân chính gây viêm, loét dạ dày, tá tràng hay thậm chí là ung thư. Nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày do vi khuẩn HP là do loại vi khuẩn này sống ở lớp nhầy niêm mạc dạ dày và sản sinh urease, chất này phá hủy thành niêm mạc dạ dày gây tổn thương và viêm nhiễm mãn tính.

Những triệu chứng viêm dạ dày mạn tính dương tính HP

Các bác sĩ cho biết, viêm dạ dày mạn tính không có dấu hiệu đặc trưng, các triệu chứng bệnh tương đồng với nhiều biểu hiện rối loạn đường tiêu hóa xảy ra trước hay sau khi ăn.

Một số triệu chứng bệnh có thể gặp là:

Đau bụng, là một trong những biểu hiện bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính thường gặp

Đau bụng, là một trong những biểu hiện bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính thường gặp

  • Bụng khó tiêu
  • Ợ hơi, đặc biệt là sau khi ăn no
  • Buồn nôn, nôn ói
  • Đau bụng âm ỉ, đau tập trung nhiều vùng trên rốn, cảm giác đau rõ rệt sau khi ăn.
  • Cảm giác nóng rất vùng thượng vị (trên rốn) đặc biệt là sau khi uống rượu bia, đồ uống có ga…

Nếu không được theo dõi, điều trị đúng cách, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm hơn do viêm teo niêm mạc dạ dày do nhiễm HP mạn tính như loét dạ dày, ung thư dạ dày.

Điều trị viêm dạ dày mạn tính dương tính HP như thế nào?

Điều trị viêm dạ dày mạn tính dương tính HP thường kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau, bao gồm phổi hợp hai thuốc kháng sinh, một thuốc ức chế bơm proton. Do hiệu quả điều trị còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự tuân thủ dùng thuốc, lối sống người bệnh… nên có những trường hợp cần điều trị thời gian dài với phác đồ khác nhau.

Để quá trình điều trị bệnh không bị ảnh hưởng cũng như cải thiện tình trạng bệnh, thay đổi lối sống là việc làm cần thiết. Bạn hãy chú ý:

  • Nói không với thuốc lá, rượu bia
  • Tránh sử dụng thuốc mà không có sự chỉ định bác sĩ
Luyện tập thể dục thể thao mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Luyện tập thể dục thể thao mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

  • Tích cực vận động, luyện tập thể dục thể thao, tránh để bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài
  • Ngủ đủ giấc, không thức khuya
  • Không ăn quá no hay để bụng quá đói
  • Ăn uống đủ chất, tránh sử dụng các loại đồ ăn cay, nóng, nhiều chất béo, quá ngọt, mặn…

Để đăng kí khám tại Bệnh viện Thu Cúc và biết thêm thông tin chi tiết về viêm dạ dày mạn tính dương tính HP, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900 55 88 92.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital