Viêm amidan mạn tính

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê

Viêm amidan mạn tính là hiện tượng viêm thường xuyên, bệnh tái đi tái lại nhiều lần. Tuỳ theo mức độ viêm nhiễm và phản ứng của cơ thể, amidan có thể (quá phát) thường gặp ở trẻ em hay người trẻ tuổi, hoặc amiđan có thể nhỏ lại (xơ chìm). Tỷ lệ viêm amidan ở nước ta người lớn: 8-10%, trẻ em: 21%.

1. Dấu hiệu cảnh báo bạn bị viêm amidan mạn tính

Khi bị viêm amidan mạn tính, người bệnh thường có một số triệu chứng cơ bản như đau người, cơ thể mệt mỏi, sốt cao, họng thấy ngứa, vướng, đau tại chỗ hoặc đau quanh tai, đau răng sau khi nuốt, hơi thở hôi, mũi bị tắc, dịch mũi chảy nhiều… Với trẻ em khi bị viêm amidan sẽ lười ăn, ốm yếu, tai khó nghe hơn, ngủ ít và khó ngủ

viem-amidan-man-tinh

Khi bị viêm amidan mạn tính người bệnh sẽ thấy đau người, cơ thể mệt mỏi, sốt cao, họng thấy ngứa, vướng

2. Amidan mạn tính có nguy hiểm không?

Mặc dù bệnh có ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng chưa phải tới độ nguy hiểm. Tuy nhiên cần sớm điều trị ngay trước khi bệnh trở nặng có thể gây ra các biến chứng như viêm tấy amidan, viêm tai giữa, viêm mũi xoang… Đặc biệt hơn có thể gây viêm cầu thận, thấp tim, nhiễm trùng huyết… gây nguy hiểm tới tính mạng.

3. Cách trị viêm amidan mạn tính

Để có biện pháp điều trị viêm amidan mạn tính phù hợp, cần phải dựa vào các nguyên nhân gây bệnh.
Viêm amidan thường do nhiễm khuẩn gây ra nên điều trị bệnh bằng thuốc kháng khuẩn là chủ yếu. Một số loại thuốc hay được sử dụng chữa viêm amidan gồm các loại thuốc hạ sốt, giảm đau như paracetamol; thuốc giảm xung huyết, phù nề, thuốc trị ho, tiêu đờm; thuốc kháng viêm, sát khuẩn như penicillin, betadine…

viem-amidan-man-tinh1

Nếu viêm amidan do nhiễm khuẩn thì người bệnh có thể dùng thuốc chữa trị

Việc sử dụng những loại thuốc nào cũng tùy thuộc vào độ nặng nhẹ của bệnh và do bác sĩ chỉ định. Người bệnh nên tránh tự mua thuốc về nhà dùng.  Nếu 2-3 ngày dùng thuốc đã hết các triệu chứng bệnh nhưng thuốc theo đơn vẫn còn thì vẫn phải tiếp tục uống, tránh việc kháng thuốc cho nếu như bệnh có tái phát lại.

Ngoài việc dùng thuốc để chữa trị, người bệnh có thể dùng tới phương pháp phẫu thuật cắt amidan. Tuy nhiên chỉ dùng phương pháp này đối với một số trường hợp viêm nhiễm nhiều lần hay có dấu hiệu bệnh áp xe, hoặc có những biến chứng nguy hiểm.

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ nặng nhẹ khác nhau mà bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng sẽ có chỉ định điều trị phù hợp. Chính vì thế người bệnh cần đi khám để được tư vấn chữa trị phù hợp.

Người bệnh viêm amidan mạn tính cần tuân thủ theo đúng chỉ định điều trị của bác sĩ, kết hợp với thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi hàng ngày. Đặc biệt tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để thay đổi phác đồ điều trị phù hợp.

viem-amidan-man-tinh2

Bệnh viện Thu Cúc là địa chỉ tin cậy được nhiều người bệnh tin tưởng tìm đến

Chuyên khoa Tai mũi họng – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc từ lâu đã được nhiều người tin tưởng tìm đến khám chữa bệnh. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm sẽ giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh của mỗi người. Ngoài ra, bệnh viện có áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế và bảo hiểm phi nhân thọ, giúp hỗ trợ tối đa chi phí khám chữa bệnh cho người bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital