Viêm amidan có lây không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Bảo

Trưởng khoa Ung Bướu

Viêm amidan là bệnh thường gặp tại nước ta, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Viêm amidan có lây không là vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Mời bạn đọc cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Viêm amidan có lây không?

Viêm amidan là hiện trạng khi amidan bị sưng tấy, ửng đỏ do chống lại sự xâm nhập ồ ạt, quá mức của các vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh vào mũi họng. Bệnh có thể gặp ở bất cứ ai, không phân biệt tuổi tác, giới tính hay nghề nghiệp. Nhiều người cho rằng viêm amidan lây lan nên có tâm lý tránh xa người bị bệnh. Tuy nhiên, xin được nhắc lại là viêm amidan không phải là bệnh lây nhiễm.

Các yếu tố gây viêm amidan bao gồm:

  • Các loại vi khuẩn, virut khác nhau tiểm ẩn có thể gây ra viêm amidan, ví dụ như Epstein – Barr virus là một nguyên nhân thường gặp. Trong đó, thường gặp nhất là liên cầu nhóm A, người ta thường gọi là viêm họng liên cầu. Trong giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn từ khi nhiễm khuẩn đến khi bệnh toàn phát (thường từ 2-4 ngày, có thể 1-2 ngày).
  • Sức đề kháng yếu: đối với những người cơ địa yếu dễ bị mẫn cảm dễ dàng bị vi khuẩn tấn công gây bệnh.
  • Bệnh hô hấp: một số căn bệnh liên quan tới vi khuẩn bội nhiễm có thể ảnh hưởng gây nên viêm amidan như: Liên tụ cầu, cúm, viêm họng mãn tính…
  • Yếu tố khác: Một số yếu tố khác dẫn tới việc hình thành viêm amidan như: Môi trường ô nhiễm, khói bụi, vệ sinh kém, ăn uống mất vệ sinh…..

ai cũng quan tâm tới: triệu chứng ung thư vòm họng

Liên cầu nhóm A có thể gây viêm amidan

Biến chứng viêm và cách điều trị

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm amidan có thể gây các biến chứng như:

  • Viêm tai giữa, viêm xoang
  • Thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận.
  • Viêm amidan nhiều đợt cấp, từ 5 – 6 lần trong một năm.
  • Cản trở ăn uống, ngủ ngáy, ngưng thở trong lúc ngủ hoặc nhiễm trùng tái phát nhiều lần làm ảnh hưởng chất lượng sống của người bệnh.
  • Hôi miệng, nuốt vướng hoặc nghi ngờ ác tính

Điều trị viêm amidan:

Thông thường, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Nếu cần sẽ chỉ định cắt khi có trên 4 lần viêm amidan/năm.

Bệnh nhân sẽ được điều trị bằng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ

Phòng ngừa viêm amidan thế nào?

  • Nếu có dấu hiệu của viêm họng kéo dài quá vài ngày hoặc đau rất nặng gây khó nuốt, sốt cao và nôn, nên đi khám bác sĩ. Uống nước ấm, ăn thức ăn lỏng, dùng các loại thuốc súc miệng (như nước muối pha loãng, dung dịch súc miệng sát khuẩn có bán sẵn).
  • Đau họng nhiều có thể làm cho bệnh nhân không muốn nuốt, đây là lý do thường gặp làm cho bệnh nhân bị mất nước do sốt và do thở bằng miệng. Bù nước và điện giải sẽ làm cho bệnh nhân dễ chịu hơn. Điều quan trọng là người bệnh cần được nghỉ ngơi đầy đủ và phải giữ ấm cơ thể. Bác sĩ thường chẩn đoán dựa trên các triệu chứng và các dấu hiệu của bệnh, đôi khi phải cấy dịch tiết cổ họng và thử máu để xác định nguyên nhân.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital