Ung thư vú là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở nữ giới tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Có những gia đình có cả mẹ và con gái đều mắc căn bệnh ác tính này khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu ung thư vú có di truyền không?
Bệnh ung thư vú có di truyền không?
Ung thư vú bắt đầu từ sự phát triển bất thường của các tế bào tại tuyến vú. Các dấu hiệu của ung thư vú ít phổ biến ở giai đoạn đầu. Một số triệu chứng có thể xuất hiện ở giai đoạn bệnh tiến triển là núm vú tiết dịch bất thường, máu chảy ra từ núm vú, kích thước, hình dạng vú thay đổi, vùng da quanh vú sần sùi, bong tróc da…
Bệnh ung thư vú có di truyền không là lo lắng của rất nhiều chị em khi trong gia đình có mẹ, chị/ em gái bị chẩn đoán ung thư vú. Ung thư vú không di truyền nhưng các gen đột biến gây ung thư có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vì đó mà những người có bà ngoại, mẹ, chị/ em gái mắc bệnh sẽ có nguy cơ mắc cao hơn những người bình thường.
Các đột biến gen gây ung thư vú
Khoảng 5 – 10% bệnh nhân mắc ung thư vú được xác định là có liên quan đến yếu tố di truyền, chủ yếu do đột biến gen BRCA1 và BRCA2. Đây là 2 loại gen có chức năng sửa chữa tổn thương tế bào, giữ tế bào vú, buồng trứng và các tế bào khác phát triển bình thường. Gen phát triển đột biến di truyền không thực hiện được chức năng trên và hình thành ung thư.
Không phải tất cả những người mang gen đột biến BRCA1 và BRCA2 đều bị ung thư vú nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, có khoảng 70% nữ giới mang gẹn đột biến này phát triển thành ung thư trước độ tuổi 80 tuổi. Ngoài ra, đột biến gen BRCA1 và BRCA2 cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú ở nam giới. Theo đó, nam giới mang gen đột biến BRCA2 có nguy cơ phát triển thành ung thư vú cao gấp 7 lần so với những người bình thường.
Ngoài đột biến gen BRCA! Và BRCA2, các gen đột biến di truyền có khả năng gây ung thư vú là:
- ATM: đây là loại gen có vai trò sửa chữa DNA hoặc tiêu diệt tế bào lạ không thể sửa chữa.
- TP53: đây là loại gen có vai trò tạo ra một loại protein – p53 ngăn sự phát triển của các tế bào bất thường. Những người mang gen đột biến này dễ mắc hội chứng Li – Fraumeni làm tăng nguy cơ ung thư vú và nhiều bệnh ung thư khác như ung thư bạch cầu, u não…
- CHEK2: những người mang gen đột biến CHEK2 có nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp 2 lần so với những người bình thường.
- STK11 dẫn đến hội chứng Peutz – Jeghers gia tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư, trong đó có ung thư vú. Biểu hiện của đột biến gen này là những đốm màu trên môi, trong miệng…
- PALB2: loại gen này tạo ra một protein tương tác với protein do gen BRCA2 tạo ra và làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh…
Phòng bệnh ung thư vú như thế nào?
Do nguyên nhân chính xác gây bệnh ung thư vú chưa được xác định rõ nên cách phòng bệnh phổ biến được các bác sĩ khuyến cáo là hạn chế tối đa các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Theo đó, nữ giới nên duy trì cân nặng hợp lý, có lối sống, sinh hoạt, ăn uống khoa học, tích cực luyện tập thể dục thể thao, sinh con ở độ tuổi hợp lý…
Thực tế, có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú mà nữ giới không thể kiểm soát được, điển hình là di truyền gen gây ung thư. Vì vậy, bên cạnh các biện pháp phòng bệnh trên, khám sức khỏe và sàng lọc ung thư sớm là cách phòng bệnh được đánh giá cao hơn cả, đặc biệt với những người thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao.
Nhằm thuận tiện cho người bệnh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã xây dựng gói khám sàng lọc ung thư vú với đầy đủ các xét nghiệm có thể phát hiện bệnh ngay khi chưa có dấu hiệu.
Trên đây là những thông tin giải đáp xung quanh câu hỏi ung thư vú có di truyền không. Để đăng kí khám hoặc biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Hotline 0936 388 288.