Ung thư tuyến tụy giai đoạn II có đặc điểm khối u có kích thước lớn hơn 2 cm, chưa lan đến mạch máu, hệ thần kinh cũng như các cơ quan ở xa. Bệnh nhân ung thư tuyến tụy giai đoạn II sống được bao lâu là thắc mắc của nhiều người.
Menu xem nhanh:
Bệnh ung thư tuyến tụy giai đoạn 2 sống được bao lâu?
Tụy vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết của cơ thể, hình búa ngược, nằm ở giữa vùng bụng, được bao quanh bởi lá lách, gan, dạ dày, túi mật và ruột non. Ung thư tuyến tụy là bệnh ung thư cực kì nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao do tốc độ di căn khối u nhanh.
Ngoài giai đoạn tiến triển khối u, để khẳng định bệnh nhân ung thư tuyến tụy sống được bao lâu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như độ tuổi bệnh nhân, thể trạng người bệnh, mức độ đáp ứng điều trị bệnh cũng như lựa chọn phương pháp điều trị của bệnh nhân ung thư…
Bác sĩ thường sử dụng tiên lượng sống 5 năm – tỷ lệ phần trăm bệnh nhân sống ít nhất sau 5 năm kể từ khi được chẩn đoán bệnh để dự đoán khả năng sống của người bệnh. So với các bệnh ung thư thường gặp khác, ung thư tuyến tụy được xếp vào nhóm có tiên lượng sống thấp. Theo đó, ở giai đoạn II, bệnh nhân chỉ có khoảng 5 – 7% cơ hội sống trong 5 năm.
Điều trị cho bệnh nhân ung thư tuyến tụy giai đoạn 2 như thế nào?
Cũng giống với cơ sở để khẳng định ung thư tuyến tụy giai đoạn II sống được bao lâu, lựa chọn phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một số phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư tuyến tụy giai đoạn II phổ biến là: phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.
Phẫu thuật: ở giai đoạn ung thư vẫn giới hạn trong tuyến tụy, phẫu thuật thường được chỉ định. Khối u bị loại bỏ có thể nằm ở đầu tụy, đuôi tụy và thân tụy.
Xạ trị: xạ trị liệu sử dụng tia năng lượng cao như tia X để tiêu diệt, làm nhỏ kích thước tế bào ung thư. Xạ trị liệu có thể được chỉ định trước hoặc sau phẫu thuật. Tia xạ có thể đến từ máy xạ trị bên ngoài hoặc được đặt bên trong cơ thể, gần khối u.
Hóa trị liệu sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc hóa trị có thể được tiêm vào tĩnh mạch hoặc qua đường uống và thường được kết hợp với xạ trị liệu để tăng độ nhạy của tia xạ.