Căn bệnh ung thư nội mạc tử cung đang ngày càng tăng cao và trở thành bệnh ung thư phụ khoa phổ biến với các chị em phụ nữ. Do đó, mỗi người cần nắm được nguyên nhân và triệu chứng bệnh để có thể nắm bắt và điều trị sớm.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh ung thư nội mạc ở tử cung và khái quát về triệu chứng bệnh
1.1 Khái niệm bệnh ung thư nội mạc ở tử cung
Ung thư nội mạc tử cung là bệnh ung thư ở nữ giới thường gặp với mọi độ tuổi, tuy nhiên bệnh thường phổ biến ở độ tuổi 45-57 tuổi. Độ tuổi bệnh nhân ung thư nội mạc ở tử cung thường được phát hiện là 60, tuy nhiên hiện nay bệnh có xu hướng trẻ hóa.
Bệnh thường gặp đối với những đối tượng béo phì, thừa cân, tiểu đường hoặc bệnh nhân hay sử dụng sản phẩm chứa nhiều hormone estrogen.
1.2 Những dấu hiệu điển hình của bệnh cần biết
– Xuất huyết âm đạo bất thường
Đây là dấu hiệu thường gặp của bệnh và thường xảy ra với phụ nữ sau mãn kinh. Nhưng đa số bệnh nhân cũng nên quan tâm nhiều về vấn đề kinh nguyệt quá nhiều, thời gian hành kinh dài, ra máu bất thường không trong đợt kinh nguyệt…
– Có khí hư bất thường: Dịch âm đạo là điều bình thường của mỗi chị em phụ nữ nhưng nếu dịch ra quá nhiều hay có màu sắc lạ thì có thể là dấu hiệu của ung thư.
– Đau ở vùng chậu trong một thời gian: Đây là triệu chứng thường gặp đối với bệnh nhân ung thư cổ tử cung và khi tế bào ung thư phát triển và khối u lớn có thể khiến người bệnh chuột rút hoặc đau đớn.
– Thói quen đại tiện, tiểu tiện thay đổi: Khối u xuất hiện ở tử cung có thể chèn ép bàng quang khiến người bệnh gặp khó khăn trong tiểu tiện và áp lực đến xương chậu lớn khiến người bệnh bị đau hay khó khăn trong quá trình đi tiểu dẫn tới tiểu buốt, có máu trong nước tiểu, tiểu rắt…
– Sút cân đột ngột không do giảm cân: Đây là những triệu chứng thường gặp của ung thư ở tử cung cũng như bệnh ung thư nói chung. Người bệnh có thể sút cân kem theo những triệu chứng phụ khoa khác.
Người bệnh cần thăm khám ngay và thẳng thắn trao đổi với bác sĩ sớm để có thể chẩn đoán chính xác bệnh. Tùy theo trạng thái sức khỏe mà bệnh nhân có thể được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp khác nhau.
1.3 Những nguyên nhân đặc thù gây nên tình trạng bệnh
– Mất cân bằng nội tiết tố: gây tích mỡ trong cơ thể khiến lượng estrogen tăng cao, người bệnh không nên chủ quan.
– Kinh nguyệt không đều: Rối loạn kinh nguyệt có thể khiến bệnh ung thư khởi phát, đặc biệt đối với chị em có kinh nguyệt sớm hoặc muộn quá so với thông thường.
– Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh: Bệnh nhân ăn nhiều dầu mỡ và thiếu khoa học có nguy cơ bệnh cao hơn so với những người ăn uống quy củ hơn. Bởi chất béo xấu có thể khiến tích trữ hormone estrogen khiến tăng sinh nội mạch tử cung dẫn tới ung thư.
– Có bệnh tiểu đường, huyết áp cao: hoạt động của tuyến yên có thể bị ảnh hưởng dẫn tới nồng độ estrogen tăng khiến nguy cơ buồng trứng đa nang hoặc tăng sinh nội mạc tử cung dẫn tới ung thư.
– Có yếu tố di truyền: Khi người thân trong gia đình bị ung thư cổ tử cung thì bạn đang trong diện có nguy cơ cao và do đó bạn nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe sớm để phát hiện và điều trị kịp thời.
2. Tiên lượng và chẩn đoán bệnh ung thư nội mạc ở tử cung
2.1 Bệnh nhân ung thư ở nội mạc tử cung sống được bao lâu?
Đối với những bệnh nhân mắc ung thư tử cung thì thời gian sống luôn là điều mà mỗi bệnh nhân băn khoăn. Nếu phát hiện bệnh vào thời điểm tế bào ung thư ở lớp nội mạc tử cung chưa lây lan thì có rất nhiều cơ hội sống cho người bệnh.
Nhưng nếu phát hiện khi tế bào ung thư đã di căn đến cơ quan khác thì đồng nghĩa với tiên lượng sống của người bệnh tương đối thấp.
Bệnh ung thư nội mạc ở tử cung có thời gian sống tùy thuộc vào thời điểm phát hiện và phác đồ điều trị bệnh. Do đó, cần tầm soát và điều trị bệnh kịp thời để tăng tỷ lệ sống cho bệnh nhân, đồng thời kiểm soát triệu chứng.
Chị em phụ nữ – đặc biệt là đã từng quan hệ tình dục hoặc viêm phụ khoa cần thăm khám phụ khoa thường xuyên để phát hiện sớm bệnh nếu có.
2.2 Cách chẩn đoán bệnh ung thư ở nội mạc tử cung hiện nay
Bệnh nhân mắc ung thư nội mạc tử cung thường có các triệu chứng như chảy máu âm đạo, rong kinh, khí hư bất thường; đau bụng dưới hoặc cảm nhận được khối u ở vùng bụng; sụt cân không rõ nguyên nhân;…. Bác sĩ sẽ tiến hành hỏi bệnh sử và khám lâm sàng để đưa ra những đánh giá ban đầu.
Khi nghi ngờ ung thư nội mạc tử cung, bác sĩ có thể sẽ chỉ định một số xét nghiệm sau:
– Siêu âm tử cung qua đường âm đạo
Đầu dò siêu âm được đặt vào âm đạo để phát sóng siêu âm và thu lại hồi âm từ các mô. Hình ảnh trên máy tính giúp bác sĩ phát hiện các khối u hoặc tình trạng dày niêm mạc tử cung, dấu hiệu có thể liên quan đến ung thư. Siêu âm còn giúp đánh giá mức độ xâm lấn của ung thư vào lớp cơ tử cung.
Bác sĩ sẽ sử dụng ống soi để quan sát bên trong buồng tử cung. Dung dịch muối sinh lý được bơm vào để làm rõ hình ảnh niêm mạc tử cung, giúp phát hiện các bất thường. Quá trình này thường được thực hiện với thuốc tê, bệnh nhân sẽ tỉnh táo trong suốt quá trình.
– Hút buồng tử cung
Bác sĩ lấy một mẫu nhỏ của niêm mạc tử cung để làm xét nghiệm xác định sự hiện diện của tế bào ung thư. Một ống nhỏ được đưa vào tử cung để hút các mảnh niêm mạc, xét nghiệm này có thể đưa ra chẩn đoán chắc chắn về ung thư nội mạc tử cung.
– Nạo buồng tử cung
Phương pháp này được thực hiện khi kết quả từ hút buồng tử cung không đủ rõ ràng hoặc không thu thập đủ mẫu bệnh phẩm. Bác sĩ sẽ mở tử cung qua cổ tử cung và dùng dụng cụ đặc biệt để nạo lấy mảnh niêm mạc tử cung. Thủ thuật này có thể được tiến hành dưới gây mê.
Nếu bệnh nhân có nhu cầu tư vấn hay thăm khám tại các cơ sở của Hệ thống Y tế Thu Cúc, vui lòng đặt lịch để được hỗ trợ!